Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Cần có sự điều chỉnh phù hợp

YBĐT - Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giải ngân từ năm 2011 - 2015 là trên 132 tỷ đồng.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mới được triển khai thực hiện ở Yên Bái chưa đầy 5 năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong phát triển bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn và để khuyến khích người dân gắn bó với rừng hơn.

Rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn

Sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, rừng và chất lượng rừng đã được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2011, toàn tỉnh có 410.709 ha diện tích đất có rừng, trong đó có 233.328 ha rừng tự nhiên, 177.464 ha rừng trồng thì hết năm 2015, diện tích đất có rừng đã nâng lên 428.276 ha, tỷ lệ tàn che đạt trên 63%.

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng DVMTR hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tổ chức chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn. Tổng số tiền DVMTR đã được Quỹ giải ngân từ năm 2011 - 2015 là trên 132 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, góp phần vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông Đà đã tăng từ 200.000 đồng/ha năm 2012 lên 435.600 đồng/ha năm 2015; lưu vực sông Chảy và sông Hồng ngoài ngân sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ, các hộ gia đình còn được nhận thêm khoản tiền DVMTR với đơn giá 74.800 đồng/ha (lưu vực sông Chảy) và 163.000 đồng/ha (lưu vực sông Hồng).

Qua đó cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã đóng góp một phần trong tổng thu nhập của người dân, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Các chủ rừng là tổ chức đã tiến hành giao khoán rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nên đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ rừng với hộ gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền DVMTR không còn xảy ra.

Để chính sách đi vào cuộc sống

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng trong phát triển và bảo vệ rừng là không ai có thể phủ nhận được. Nhưng trong quá trình thực hiện, sau 5 năm cho thấy, chính sách này còn có những hạn chế nhất định.

Mức chi trả thấp, không còn phù hợp với biến động của thị trường đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kWh, cơ sở sản xuất cung cấp nước sạch 40 đồng/m3. Mức thu này không bảo đảm thu nhập và tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, còn có một sự bất cập nữa là trong việc chi trả DVMTR lại trả theo lưu vực của từng cơ sở sử dụng DVMTR tạo ra khoản chênh lệch lớn. Đơn giá nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông Đà là 435.600 đồng/ha.

Trong khi đó lưu vực sông Hồng là 163.000 đồng/ha, lưu vực sông Chảy chỉ là 74.800 đồng/ha. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng phải chấp hành chi trả tiền DVMTR còn chưa phân cấp, giao rõ trách nhiệm đơn vị nào xử lý, dẫn đến vẫn còn có những đơn vị né tránh, nợ đọng kéo dài.

Từ những cái được và những tồn tại, hạn chế nêu trên, thiết nghĩ, thời gian tới, các ngành chức năng cần có những kiến nghị, đề xuất và thực hiện một cách hiệu quả để chính sách chi trả DVMTR đi vào cuộc sống. Các đơn vị còn nợ đọng tiền phí DVMTR cần nâng cao trách nhiệm và chi trả theo đúng quy định.

Tỉnh cũng cần xem xét đến việc chi trả đều cho các chủ rừng nằm trong các lưu vực được chi trả phí DVMTR. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả DVMTR đến nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, sớm đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống.

Thanh Phúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

"Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room tín dụng, cạnh tranh sẽ được kích hoạt”, ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho hay. 

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước phục hồi mạnh mẽ, thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong 6 tháng đầu năm nay.

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng khí hậu, thời trang bền vững đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam. Từ những xưởng may quy mô nhỏ đến những tập đoàn lớn, nhiều sáng kiến thiết thực đang góp phần xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Sau hợp nhất, xã Y Tý (Lào Cai) sở hữu những tiềm năng và lợi thế vượt trội về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc giàu bản sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nông nghiệp ôn đới. Với không gian mở rộng, Y Tý có nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 5552/BCT-TCCB ngày 25/7 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký về việc thực hiện Kết luận số 178-KL/TW ngày 17 tháng 7 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính hai cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

fb yt zl tw