Mở hướng cho hội viên phát triển kinh tế

YBĐT - Bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn cho hội viên, thành lập và duy trì các tổ, các câu lạc bộ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh còn tích cực triển khai thực hiện các đề án đào tạo nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn; trong đó, chú trọng tới việc xây dựng các mô hình sau đào tạo giúp các hội viên áp dụng vào thực tế.

Trong năm 2016, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 17 lớp học nghề, tập trung vào các nghề mang đặc thù cho hội viên phụ nữ, theo nhu cầu của hội viên phụ nữ cơ sở; theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương và theo nhu cầu của doanh nghiệp về các nghề như: kỹ thuật nấu ăn; chăn nuôi thú y; nuôi tằm và sơ chế kén tằm; kỹ thuật trồng nấm; sản xuất rau an toàn; tập trung đào tạo nghề may để cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các công ty may trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức lớp nấu ăn cho học viên thất nghiệp... Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tiếp tục duy trì hoạt động của 4 mô hình: Tổ hợp tác sản xuất miến đao xã Quy Mông huyện Trấn Yên, Tổ hợp tác phục vụ ăn uống xã Vĩnh Kiên - huyện Yên Bình; Mô hình sản xuất rau an toàn xã Vĩnh Kiên; Mô hình may mặc phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái với tổng số trên 120 thành viên tham gia, với mức thu nhập từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/tháng; thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết thí điểm bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho phụ nữ sau học nghề. 

Được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, bà Nguyễn Thị Hái, thôn Khe Quyền xã Đông An, huyện Văn Yên áp dụng vào phát triển đàn trâu của gia đình, từ việc vệ sinh chuồng trại, chủ động tiêm phòng dịch bệnh đến việc trồng cỏ và chủ động tạo nguồn thức ăn cho trâu những ngày mưa rét nên đàn trâu nhà bà Hái phát triển tốt.

Bà Hái chia sẻ: “Nhờ được Nhà nước hỗ thêm vốn và tôi cũng được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, năm 2014, gia đình mua 4 cặp trâu mẹ con về nuôi, có kỹ thuật nên đàn trâu phát triển rất tốt. Hiện nay, gia đình đã có 14 con trâu, bắt đầu có trâu giống và trâu thịt bán”.

 Được biết, năm 2016, Hội Phụ nữ xã Đông An, huyện Văn Yên đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên mở các lớp học nghề ngắn hạn cho hội viên như: kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi, cam vinh; kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ lúa; kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, giúp các hội viên áp dụng các kiến thức vào phát triển kinh tế. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/năm điển hình như: gia đình chị Lương Thị Bắc, thôn An Khang; Nguyễn Thị Xuyến thôn Đức An; chị Phạm Thị Loan, thôn Chèm; chị Nguyễn Thị Nga, chị Trần Thị Yến, chị Trần Thị Đông thôn Đức Tiến...

“Mới đây, Hội Phụ nữ Đông An phối hợp tổ chức đào tạo kỹ thuật trồng nấm, được các chị em đồng tình ủng hộ chị em vừa học, vừa làm thí điểm. Sau khóa học nhiều hội viên tham dự lớp học đã đăng ký tham gia mô hình trồng nấm sau vụ gặt tới” - chị Lý Thị Đặng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đông An cho biết. Có thể thấy việc lựa chọn đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của hội viên phụ nữ đã giúp các chị em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Phụ nữ tỉnh Yên Bái: “Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục phối hợp với các cấp Hội khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo các lớp học nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động tại cơ sở. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức. Góp phần ổn định kinh tế để chị em có điều kiện tham gia xây dụng gia đình văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên”.

Minh Huyền

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

fb yt zl tw