Hồng Fuyu trên đất Mù Cang Chải

YBĐT - Dự án “Trồng thử nghiệm giống hồng giòn Fuyu MC1 ở huyện Mù Cang Chải” nhằm tuyển chọn giống cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa bàn vùng cao.

Trước tình trạng phát triển cây ăn quả ở vùng cao còn hạn chế, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, diện tích manh mún, giá trị kinh tế thấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Công ty TNHH Phát Lộc Yên Bái đã nghiên cứu, thực hiện Dự án: “Trồng thử nghiệm giống hồng giòn Fuyu MC1 ở huyện Mù Cang Chải” nhằm tuyển chọn giống cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa bàn vùng cao.

Trước khi thực hiện Dự án, Công ty TNHH Phát Lộc Yên Bái và Chủ nhiệm Dự án đã họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm, phân công cán bộ phụ trách, ký hợp đồng với cán bộ kỹ thuật tại địa phương để triển khai thực hiện.

Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành điều tra tình hình kinh tế, xã hội, khảo sát các hộ, lựa chọn các hộ tham gia mô hình đảm bảo theo tiêu chí của Dự án đã xây dựng. Dự án được triển khai thực hiện tại 2 hộ dân là: hộ ông Thào A Của ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt với diện tích 0,3 ha; hộ bà Lù Thị Hú, bản Nả Háng A, xã Púng Luông với 1 ha trong 3 năm từ năm 2014 - 2016. Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 409 triệu 200 ngàn đồng, trong đó, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học là 250 triệu đồng.

Năm 2014, các cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn người đào hố trồng hồng tại 2 điểm xã Púng Luông, Nậm Khắt (Mù Cang Chải) và bàn giao 819 cây giống đạt 18 tháng tuổi cho các hộ dân. Đồng thời, tổ chức 1 lớp tập huấn cho các hộ tham gia Dự án, cán bộ, người dân trong vùng Dự án với 30 hộ tham dự.

Thạc sỹ Lưu Xuân Huy - Chủ nhiệm Dự án, Phó Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Sau 3 năm trồng và chăm sóc, giống hồng giòn Fuyu MC1 có tỷ lệ sống đạt trên 95%. Số cây bắt đầu ra hoa, đậu quả, đạt khoảng 70%. Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa/cành đạt 15 quả, trọng lượng quả đạt 275 gam ở điểm xã Nậm Khắt và 4 quả đạt 230 gam ở điểm xã Púng Luông. Qua nghiệm thu, giống hồng trồng ở xã Nậm Khắt sinh trưởng và phát triển, năng suất tốt hơn trồng ở điểm xã Púng Luông do các hộ dân ở xã Nậm Khắt chăm sóc tốt hơn”.

Về cơ bản, giống hồng giòn Fuyu MC1 trồng ở 2 xã Púng Luông, Nậm Khắt bước đầu được đánh giá là phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, làm cơ sở để bổ sung giống cây ăn quả mới vào địa phương.

Đây là giống hồng ăn liền không hạt, quả ăn giòn, ngọt, thơm ngon, mẫu mã đẹp, có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu nhập nội từ Nhật Bản. Giống hồng này có khả năng chống chịu thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải. Tháng 2 cây mới bật lộc, do vậy tránh được sương muối, băng tuyết.

Thực tế, qua 3 năm theo dõi, sương muối và băng tuyết (đầu năm 2016) không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hồng; thời gian chín sinh lý kéo dài (khoảng 25 - 40 ngày); quả chín già trên cây có thể ăn ngay mà không cần ngâm hoặc giấm như các giống hồng khác; thời gian để lâu, do vậy rất phù hợp với tập quán của người nông dân, thuận tiện cho chế biến xuất khẩu dưới dạng sấy khô.

Giống hồng Fuyu MC1 có quả to, dẹt, hơi vuông, trọng lượng 200 - 250g/quả, vỏ chín có màu vàng đỏ, ruột vàng da cam, ăn giòn, ngọt, không chát, có giá trị kinh tế lớn. Thời gian quả chín trùng với lễ hội ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, vì vậy sản phẩm có thể tạo thành hàng hóa đặc sản của địa phương.

Kết thúc, Dự án được giao cho chính quyền địa phương tiếp tục chăm sóc để tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, bổ sung thêm một giống cây ăn quả đặc sản mới cho huyện vùng cao Mù Cang Chải. Đây là vườn đầu dòng để nhân giống mở rộng diện tích, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hoài Anh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw