Hiệu quả Dự án KFW8 Mù Cang Chải

YBĐT - Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2” gọi tắt là (Dự án KFW8), được triển khai thực hiện từ 2014 đến năm 2021.

Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Dự án thực hiện các hạng mục hỗ trợ đầu tư thiết bị chế biến gỗ hiện đại như: cưa dọc có bàn trượt, máy sấy, thiết bị ngâm chống nhiễm nấm cho sản phẩm gỗ giúp tăng giá trị sản phẩm; khai thác gỗ thông có chọn lọc, bảo đảm tái sinh tự nhiên trên 500 ha; hỗ trợ trồng mới 500 ha rừng vào khoảng trống bằng các loại cây bản địa lâu năm tại khu rừng thông tái sinh chưa đủ và trồng rừng mới vào khoảng trống tại 5 xã: Nậm Có, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Púng Luông, Lao Chải với diện tích 1.000 ha; đầu tư cho diện tích đất còn khoảng trống đã được quy hoạch đất phòng hộ, đất sản xuất, đất thuộc xã quản lý, đất hộ gia đình, nhóm hộ gia đình…

Tổng mức đầu tư của Dự án KFW8 cho các hạng mục ở huyện Mù Cang Chải là 31,5 tỷ đồng. Năm 2016, Ban Quản lý Dự án KFW8 huyện Mù Cang Chải đã thực hiện xong các phần việc như: lập hồ sơ thiết kế khai thác tỉa thưa chọn lọc nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên với diện tích 75 ha, sản lượng khai thác 923,5 m3 thuộc 3 mô hình: khai thác đơn lẻ, khai thác theo đám, khai thác theo băng.

Lập hồ sơ phương thức lâm sinh áp dụng cho các mô hình trình diễn lâm sinh đối với rừng phòng hộ nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên, dựa trên các hạng mục và hiện trạng rừng với 4 phương thức như các mô hình: chặt chọn cây đơn lẻ, chặt chọn theo băng, chặt chọn theo đám tại xã Púng Luông với diện tích thực hiện 100 ha.

Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ rừng trồng vào khoảng trống tại xã Nậm Khắt với diện tích trên 179 ha; thực hiện quyền sử dụng đất tại xã Nậm Có với diện tích quy hoạch là 300 ha; diện tích đạt tiêu chí tham gia Dự án tại 4 bản: Tà Ghênh 59,4 ha, Thào Xa Chải 95,5 ha, Đá Đen 38,1 ha, Mú Cái Hồ 70,6 ha.

Ngoài ra, Ban Quản lý Dự án KFW8 huyện Mù Cang Chải còn tổ chức mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, tổ chức đi tham quan để học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ, người dân ở các xã thuộc vùng Dự án. Ông  Lò Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND xã Nậm Có nhận định: “Thực hiện Dự án KFW8, người dân có lợi như: được cấp sổ đỏ về quyền sử dụng đất trồng rừng, rừng trồng chủ yếu là các loại cây bản địa sống lâu năm như: sơn tra, thông...”. 

Ông Thào A Chư ở bản Lả Khắt, xã Nậm Khắt cho biết: “Tôi nghĩ Dự án KFW8 sẽ giúp người dân trồng được rừng, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như cây thông, cây sơn tra không chỉ giữ cho không khí trong lành, môi trường xanh, sạch mà cây thông còn cho khai thác nhựa, cây sơn tra cho thu hái quả giúp người dân có thêm thu nhập nên tôi đã đăng ký tham gia”.

Tuy nhiên, là huyện vùng cao, địa hình đồi núi dốc, giao thông đi lại khó khăn, các trang thiết bị làm việc tại văn phòng và trang thiết bị thực hiện ngoài hiện trường, đến nay Ban Quản lý Dự án KFW8 huyện Mù Cang Chải vẫn chưa được cấp nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai, thực hiện Dự án.

Việc phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất, đơn giá, định mức cây trồng vẫn chưa được thực hiện nên đã làm ảnh hưởng đến công tác trồng rừng mới trên đất trống tại xã Nậm Khắt năm 2016, diện tích này phải dịch chuyển sang năm 2017 để tiếp tục thực hiện kế hoạch đề ra.

Theo kế hoạch, năm 2017, Ban Quản lý Dự án KFW8 huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện các phần việc: làm thủ tục cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất cho 180 hộ; mở tài khoản cho các hộ dân tham gia dự án; tiến hành trồng rừng vào khoảng trống với diện tích 300 ha tại xã Nậm Khắt; thực hiện điều tra lập địa cho 263,3 ha tại xã Nậm Có.

Cùng đó, triển khai việc quy hoạch sử dụng đất tại 3 xã còn lại trong vùng dự án là: La Pán Tẩn, Lao Chải, Púng Luông. Đồng thời, khai thác 75 ha rừng thông có chọn lọc và tiến hành trồng rừng mới dưới tán với diện tích 100 ha.

Tại hội thảo vừa qua giữa Ban Quản lý Dự án KFW8 Trung ương, tỉnh và huyện Mù Cang Chải, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án ở Mù Cang Chải đã được kiến nghị, đánh giá, trao đổi để cùng thống nhất tìm ra những giải pháp khắc phục nhằm tiếp tục triển khai Dự án có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra.

Đức Hồng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Trước lộ trình cấm xe xăng từ 1/7/2026 tại Hà Nội, thị trường xe máy Việt Nam đang chứng kiến một đợt giảm giá của nhiều mẫu xe xăng của các thương hiệu lớn như Honda, Yamaha. Đây được xem là bước đi “xả hàng” nhằm thu hồi vốn trước khi thị trường chuyển dịch mạnh sang xe điện.

fb yt zl tw