Lục Yên chăm sóc cây trồng vụ đông

YBĐT - Những ngày qua, dù trời ít mưa, nắng ấm nhưng trên các thửa ruộng từ Mường Lai, Liễu Đô đến Minh Xuân, Lâm Thượng... huyện Lục Yên, hàng nghìn nông dân vẫn tích cực thăm đồng, kiểm tra sâu bệnh, tình hình phát triển của ngô và các loại rau màu. Cùng đó, huyện chỉ đạo các cơ quan ngành nông nghiệp tăng cường cán bộ về cơ sở, hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ cây trồng khi có sâu bệnh phát sinh.
Trên cánh đồng thôn Bản Muổi, xã Lâm Thượng, bà Triệu Thị Hằng đang cặm cụi nhặt cỏ cho 4 sào ngô đông của gia đình. Bà Hằng cho biết: "Trước đây, bà con không mấy khi gieo trồng vụ đông và gặt lúa mùa xong cứ để đất trống nhưng giờ thì khác rồi. Thấy hiệu quả của việc trồng cây vụ đông, nên mọi người luôn chủ động chuẩn bị đất, giống để sản xuất mà không cần đợi đến cán bộ xã, thôn đến vận động nữa. Năm nay, nhà tôi còn trồng thêm hơn 100 m2 dưa chuột và nếu hiệu quả từ sau sẽ nhân rộng”.
Ở thửa ruộng bên cạnh, bà Hoàng Thị Thiêm cho biết thêm: "Năm nay nhà tôi trồng 6 sào ngô đông. Do thường xuyên thăm đồng nên đã phát hiện kịp thời một số ít diện tích bị bọ xít gây hại và gia đình tôi đang chuẩn bị phun thuốc cho ngô. Ngoài ra, tôi cũng bón thêm phân NPK, đạm để ngô chuẩn bị trổ cờ”. Vụ đông năm 2017, xã Lâm Thượng trồng 96 ha cây vụ đông, trong đó có 56 ha ngô trên đất 2 vụ lúa, 20 ha ngô nếp, 20 ha rau màu và dưa chuột.
Ông Hoàng Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Sau khi kết thúc thu hoạch lúa mùa, thời tiết mưa nhiều, do vậy, đã ảnh hưởng nhiều đến gieo trồng vụ đông của nông dân, trong đó một số diện tích ngô đã trồng bị thối và chết. Tuy nhiên, bà con đã tích cực trồng dặm và chuyển sang trồng rau màu”.

Năm nay, huyện Lục Yên gieo trồng trên 1.600 ha cây vụ đông, trong đó ngô 750 ha, khoai lang 300 ha, rau đậu các loại 560 ha. Đặc biệt, huyện đã hình thành các vùng chuyên rau vụ đông tại thị trấn Yên Thế, xã Liễu Đô, với diện tích 10 ha. Để bảo đảm tiến độ, khung thời vụ, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng làm tốt công tác tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, chuẩn bị và cung ứng đầy đủ các loại giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm chất lượng và kịp thời phục vụ sản xuất.
Theo ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: sản xuất vụ đông năm nay gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nên đến ngày 15/10 nhiều diện tích lúa mùa vẫn chưa thể thu hoạch do mưa nhiều; một số diện tích ngô đông đã gieo trồng bị ngập úng và chết nên diện tích ngô trên đất 2 vụ lúa không đạt so với kế hoạch. Bên cạnh đó, sản xuất vụ đông vẫn chưa có  chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, giá trị thấp, nhỏ lẻ nên người dân không hào hứng.
Tuy nhiên, để tăng giá trị sản xuất vụ đông, huyện chỉ đạo các đơn vị nông nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền nhân dân trồng các cây trồng vụ đông khác còn thời vụ như: khoai tây, khoai lang, rau, đậu…; tăng cường trồng rải vụ rau nhằm tăng diện tích gieo trồng, nâng cao giá trị canh tác. Ngoài ra, huyện mời các công ty, doanh nghiệp trực tiếp tổ chức hội thảo tại các xã để giới thiệu, tuyên truyền về các sản phẩm có khả năng sản xuất tại địa phương như: khoai tây, bí đỏ, dưa chuột…
Cùng những giải pháp trên, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã, thị trấn hướng dẫn, vận động nhân dân chủ động làm rãnh thoát nước quanh ruộng ngô, rau đề phòng khi gặp mưa to gây ngập úng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và chính xác các đối tượng sâu, bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Hùng Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw