Trạm Tấu ổn định an ninh lương thực

YBĐT - Mặc dù phải chịu hậu quả nặng nề do lũ lịch sử vừa qua nhưng nhờ sự chủ động trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ những ngày đầu năm 2017, đến nay, tổng sản lượng lương thực (SLLT) có hạt của huyện Trạm Tấu đạt 22.048,7 tấn, bằng 106,2% kế hoạch tỉnh giao, tăng 48,3 tấn so với năm 2016.
Những ngày cuối năm 2017, nhân dân xã Trạm Tấu tích cực chuẩn bị  cho sản xuất vụ xuân năm 2018. Là lá cờ đầu trong khối các xã, thị trấn về phong trào thi đua yêu nước, Đảng bộ, chính quyền xã Trạm Tấu có nhiều những đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh chỉ đạo điều hành để ổn định an ninh lương thực cho người dân, tạo động lực quan trọng để thoát nghèo bền vững. 
Năm 2017, toàn xã có 1.014 ha cây lương thực có hạt. Để đạt mục tiêu kế hoạch tổng SLLT có hạt đạt 3.184 tấn trong điều kiện khí hậu vùng cao khắc nghiệt, UBND xã Trạm Tấu đã kiện toàn Ban Chỉ đạo sản xuất có kế hoạch ra quân ngay từ đầu vụ. Trong đó, đặc biệt phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, nhất là cán bộ, đảng viên tiên phong gương mẫu trong triển khai thực hiện. Đảng ủy xã phân công các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã phối hợp với bí thư chi bộ triển khai về thôn, bản, lịch gieo cấy, chăm sóc cũng như việc lựa chọn cây giống phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
 Nhờ có tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ nên dù chịu hậu quả nặng nề của bão lũ nhưng tổng SLLT có hạt của xã Trạm Tấu đạt 3.130 tấn; trong đó, sản lượng thóc 1.061 tấn, ngô 2.068 tấn. Ông Giàng A Trư - Chủ tịch UBND xã Trạm Tấu cho biết: "Lương thực cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của nhân dân. Để bảo đảm được mục tiêu SLLT có hạt của năm 2018, hiện nay, UBND xã đã tổ chức triển khai họp dân ở các thôn, bản nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ để bảo đảm mục tiêu kế hoạch vụ xuân năm 2018 là 115 ha. 
Ở Trạm Tấu, nhờ thành công của công tác tuyên truyền, vận động những năm qua nên việc triển khai gieo cấy lúa 2 vụ cũng như trồng ngô 2 vụ không còn quá khó khăn. Xã phối hợp chặt chẽ với ngành chuyên môn hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có năng suất và sản lượng cao hơn".
Gia đình anh Hờ A Trư ở xã Trạm Tấu những ngày này cũng tất bật chuẩn bị cho việc sản xuất vụ xuân. 
Kể từ năm 2009, sau khi được người thân san sẻ đất theo tinh thần Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy, đời sống của gia đình anh Trư đã có nhiều thay đổi, anh Hờ A Trư chia sẻ: "Được ông Cứ A Sang người cùng bản san sẻ cho 1.000 m2 ruộng nước và 4.000 m2 ruộng nương, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cấp phân bón, giống cây trồng, 7 năm qua, một năm 2 vụ lúa nước cộng với 2 vụ ngô trên diện tích đất nương, cuộc sống của gia đình tôi đã thay đổi rất nhiều, không bị đứt bữa lúc giáp hạt nữa. Vì vậy, tôi luôn chủ động sản xuất cho kịp khung thời vụ".
Nhờ hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động trong sản xuất. Việc chỉ đạo ưu tiên sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu trên địa bàn các xã ở Trạm Tấu đã không còn gặp những "rào cản" khó gỡ. Bản Công cũng vậy, là xã có địa hình chia cắt, diện tích đất nông nghiệp không tập trung, nhận thức của người dân không đồng đều nhưng Bản Công đã triển khai có hiệu quả việc gieo trồng cây lương thực có hạt bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn xã. 
Với diện tích trên 535 ha cây lương thực có hạt, trên địa bàn 5 thôn, bản, xã Bản Công đã vận động nhân dân gieo trồng 1 năm 2 vụ lúa, 2 vụ ngô. Bên cạnh đó, tận dụng những diện tích có nước để khai hoang thêm, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước lựa chọn cây giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Vì vậy, năm 2017, tổng SLLT có hạt trên địa bàn xã đạt 2.135 tấn vượt kế hoạch đề ra; trong đó, thóc 1.610 tấn và ngô 524 tấn. 
Ông Tráng A Hồ - Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: "Để bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn xã, trước mỗi vụ sản xuất, UBND xã căn cứ vào sự chỉ đạo của huyện, họp dân để những hộ chủ động nước tưới, sức kéo trong sản xuất có kế hoạch làm ruộng sớm, sau đó để chia sẻ giúp đỡ những hộ khác. Trong mùa vụ, vận động nhân dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện sâu, bệnh hại báo cho ngành chuyên môn, trên cơ sở đó, xã luôn chủ động giúp người dân khắc phục thiệt hại. Năng suất và sản lượng cây trồng luôn bảo đảm mục tiêu đề ra".
Ở Bản Công, việc sản xuất nông nghiệp phải kể đến thôn Tà Xùa. Là thôn có diện tích đất nông nghiệp tập trung, Tà Xùa luôn về đích sớm hơn các thôn, bản khác trong công tác sản xuất nông nghiệp. Những ngày đầu tháng 12 này, cả bản tất bật làm đất chuẩn bị cho gieo cấy vụ xuân. Ông Phàng A Phà - Trưởng thôn Tà Xùa cho biết: "Toàn thôn có 116 hộ với diện tích trồng lúa, ngô hai vụ là 142 ha. Ngay khi có lịch sản xuất của xã, thôn đã chủ động họp dân để triển khai thực hiện. 
Những hộ nghèo neo đơn thiếu phương tiện sản xuất được ưu tiên sử dụng máy cày, mày bừa trước, những hộ chủ động được sức kéo cũng khẩn trương triển khai sớm để san sẻ giúp các hộ khác. Nhờ truyền thống tương thân, tương ái đó, Tà Xùa luôn thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn thôn".
Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Đảng bộ huyện đã có nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp. Trên cơ sở đó, UBND huyện xây dựng chương trình hành động có mục tiêu cụ thể theo từng năm. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện căn cứ vào chương trình hành động cộng với điều kiện thực tế của địa phương để triển khai thực hiện bảo đảm theo đúng lộ trình. Năng suất, sản lượng cây trồng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. 
Huyện ủy Trạm Tấu thành lập các tổ công tác giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trước, trong mỗi vụ sản xuất tổ công tác thường xuyên về cơ sở nắm tình hình, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Những khó khăn bất cập tồn tại trong quá trình chỉ đạo sản xuất giúp cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời điều chỉnh, vận động nhân dân chủ động sản xuất, phát hiện tiềm năng thế mạnh của địa phương tham mưu giúp huyện hình thành những vùng sản xuất tập trung. 
Nhờ sự chủ động trong chỉ đạo điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, hiện nay, mỗi xã trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã có những vùng chuyên canh ngô đồi mang về thu nhập cao cho người dân. Mặt khác, huyện quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng tập huấn kiến thức về nông nghiệp, đặc biệt là những lớp học đầu bờ trực quan, sinh động, giúp nhân dân nâng cao kỹ thuật canh tác trên cùng 1 đơn vị diện tích. Năm 2017, huyện đã mở 211 lớp với 8.403 lượt người tham gia học tập với các nội dung về kỹ thuật sản xuất các giống lúa tiên tiến, kỹ thuật thâm canh và phòng chống sâu hại cho cây trồng. 
Bên cạnh đó, tổ chức 7 mô hình trình diễn tại các xã vùng cao trực tiếp rút kinh nghiệm cho người dân. Ông Nguyễn Văn Xa - Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: "Năm 2017, mặc dù chịu nhiều thiệt hại do thời tiết, thiên tai nhưng các chỉ tiêu về nông nghiệp cơ bản đạt yêu cầu, bảo đảm an ninh lương thực cho người dân. Năm 2018, huyện phấn đấu đạt tổng SLLT có hạt 22.386 tấn. Để đạt được mục tiêu đó, huyện thành lập ban chỉ đạo sản xuất từ huyện đến xã. Triển khai chỉ đạo có hiệu quả các chương trình sản xuất nông nghiệp. Sử dụng các loại giống tiến bộ, năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Hỗ trợ kịp thời các loại giống phân bón. Phân công cán bộ kỹ thuật đến từng thôn, bản phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ công tác phụ trách xã tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương".
Phương Thùy

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

fb yt zl tw