Chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch

YBĐT - Thôn Quyết Tiến 11, xã Đại Minh, huyện Yên Bình có 45 hộ thì tất cả đều trồng bưởi với khoảng 5.000 cây. 
Vụ bưởi năm 2016, dân thôn thu về gần 3 tỷ đồng, năm 2017 khoảng 4,5 tỷ đồng. Người dân trong thôn có kỹ thuật chăm sóc và mức độ đầu tư cho cây bưởi tốt nhất xã. Các hộ thu nhập cao từ bưởi hàng năm của thôn cũng luôn thuộc hàng cao nhất xã như gia đình ông Tạ Minh Tân, Nguyễn Văn Đông... 
Đối với cây bưởi Đại Minh, khâu chăm sóc quan trọng nhất vì sẽ quyết định năng suất, sản lượng, chất lượng, giá thành, thu nhập. Thời gian thu hái bưởi tốt nhất từ mùng 10 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11 âm lịch, sau đó người trồng bưởi sẽ tiếp tục các công đoạn chăm sóc sau thu hái.
Trước tiên là phải bón phân và tưới nước để trợ lực cho cây sau một năm dồn chất nuôi quả. Phân bón cho cây bưởi gồm phân chuồng, phân hóa học, phân vi sinh. Theo kinh nghiệm của ông  Đông, ông Tân thì cây bưởi rất ưa phân chuồng. Loại phân này có tác dụng bền cây, ngọt quả.
Đối với phân hóa học, phân kali giúp quả ngọt hơn, phân lân giúp tốt rễ và xanh cây trở lại. Những năm gần đây, người trồng bưởi Đại Minh sử dụng nhiều hơn các loại phân vi sinh với mục đích làm đất tơi xốp hơn. 
Lượng phân bón cho cây bưởi tuy có định lượng cụ thể với từng loại phân bón khác nhau nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm thực tế của mỗi người và tùy theo độ tuổi của cây, cây khỏe, cây yếu, cây sai quả, cây ít quả... cũng như theo từng giai đoạn, từng thời điểm, từng năm để đạt hiệu quả cao nhất.
Tiếp sau bón phân là phải tỉa cành và công đoạn này thực hiện rải rác suốt cả vụ bưởi. Tỉa cành là loại bỏ cành khô, già, yếu, giữ lại các cành khỏe để cây bưởi tập trung đưa chất dinh dưỡng đến các cành tốt nhất. Việc tỉa cành được tiến hành bằng cưa, những cành cao có kéo cắt tỉa dài tới 4 m trợ giúp. Cây bưởi cần đủ ẩm nhưng không chịu úng nước.
Vấn đề cung cấp nước cho cây bưởi ở từng thời điểm nhất định sẽ được thực hiện phù hợp. Như thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hiện nay, những cơn mưa nhỏ kéo dài đang là cơn mưa "vàng” dành cho những vườn bưởi.
Nói là cơn mưa "vàng” vì cây bưởi đang trong thời điểm chuẩn bị phân hóa mầm hoa và nảy lộc, người trồng bưởi vừa bón phân xong nên cây cần có nước để có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất. Vì năm vừa rồi có tháng nhuận, người trồng bưởi Đại Minh đoán rằng năm nay, cây bưởi nhất định mùng Một tết sẽ có lộc, có nụ, bắt đầu cho một khởi đầu mới với nhiều hy vọng tốt đẹp.

Nguyễn Thơm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw