YBĐT - Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò, là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.
Thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh đang triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh, gồm: cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; thương nhân vùng khó khăn và cho vay xuất khẩu lao động…
Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt hơn 2.530 tỷ đồng (tăng 245 tỷ đồng so với năm 2016). Cơ cấu dư nợ ngắn hạn chiếm 0,1%, nợ trung hạn chiếm 95,7%, nợ dài hạn chiếm 4,2%.
Hiện, toàn tỉnh có 84.903 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn của NHCSXH. Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng.
Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…
Với những kết quả đạt được cũng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đối với hoạt động ủy thác tín dụng chính sách, đến tháng 12/2017, NHCSXH tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn và 36 hội cấp huyện; ký hợp đồng ủy thác với 620 hội cấp xã; hợp đồng ủy nhiệm với 2.451 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản.
Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp ở 100% các thôn, bản trong tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Dạy nghề và cho vay vốn ưu đãi đã giúp nhiều thanh niên dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải mở được cửa hiệu sửa chữa xe máy và nhiều ngành nghề khác.
Đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH (tăng 25 đơn vị so với năm 2016); dư nợ ủy thác đạt 2.523.948 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ); các tổ chức hội, đoàn thể hiện đang quản lý 2.451 tổ TK&VV và 84.904 hộ vay.
Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phản ánh tính tiên tiến của phương thức cho vay, đó là chuyển tải vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời quản lý vốn tín dụng chính sách công khai, dân chủ, xã hội hoá hoạt động của NHCSXH.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng về mọi mặt, phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ.
Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách; tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tín dụng chính sách; phối hợp chặt chẽ với các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi.
Đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp, thường xuyên kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại; thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn.
Chủ động phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 113/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.
Trong bối cảnh nắng nóng diện rộng tiếp tục bao trùm khu vực Bắc Bộ và dọc dải đất từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, hệ thống điện miền Bắc và hệ thống điện Quốc gia đã đồng loạt xác lập kỷ lục mới về công suất và sản lượng tiêu thụ điện trong ngày 18/7.
Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.
Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.
Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.
Ngày 18/7, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công điện về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do mưa lớn ảnh hưởng của bão số 3 (bão WIPHA) ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ngày 18/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết vào lúc 22 giờ 30 ngày 17/7, công suất tiêu thụ điện tại 17 tỉnh, thành phố miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm Hà Nội) đã đạt 18.242MW, mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.
Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.
Dự án xử lý, tái chế Gyps công suất 850.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng do Công ty Cổ phần DAP số 2 làm chủ đầu tư, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu áp lực, đảm bảo an toàn môi trường xung quanh khu vực và các vùng lân cận.
Tổng mức đầu tư Dự án sửa chữa cầu Yên Bái trên 24,8 tỷ đồng, gồm các hạng mục gia cường trụ; sửa chữa các hư hỏng cục bộ của cầu để duy trì khả năng khai thác công trình, đảm bảo an toàn giao thông.
Từ một loại quả ít tiếng tăm, chanh dây đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu trái cây Việt. Để đạt mục tiêu tỷ đô, ngành cần chiến lược dài hạn về vùng trồng, chất lượng, mở cửa thị trường…
Chính sách yêu cầu hộ kinh doanh mở tài khoản ngân hàng riêng nhằm nâng cao tính minh bạch, hỗ trợ chuyển đổi số. Điều này kỳ vọng giảm thiểu gian lận về thuế.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu