Sức sống mới trên bản Giáy

YBĐT - Xã Gia Hội hiện có trên 1.310 hộ, trên 5.790 nhân khẩu; trong đó, có trên 520 hộ với trên 2.300 khẩu là đồng bào Giáy sinh sống. 
Nhờ động lực từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, những năm gần đây, đời sống của đồng bào Giáy ở xã Gia Hội, huyện Văn Chấn từng bước được nâng lên.
Một số hộ mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ nên không chỉ thoát nghèo, làm giàu chính đáng mà còn trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế để các hộ khác học tập, làm theo.

Xã Gia Hội hiện có trên 1.310 hộ, trên 5.790 nhân khẩu; trong đó, có trên 520 hộ với trên 2.300 khẩu là đồng bào Giáy sinh sống tập trung ở 3 thôn: Chiềng Pằn 1, Chiềng Pằn 2 và thôn Khe Sanh, chiếm tỷ lệ trên 40% dân số toàn xã.
Ông Lò Văn Kiêm - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, phần lớn dân số của xã là đồng bào dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, Giáy... trình độ nhận thức còn có những hạn chế nhất định, đời sống vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, dù địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng sự thay đổi tư duy, hành động vẫn còn chậm. Đặc biệt, là nhóm đồng bào Giáy với truyền thống lâu đời chỉ quen sản xuất một vụ, tự cung, tự cấp còn khá phổ biến. 
Để thực hiện hiệu quả nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hàng năm, xã đã tập trung triển khai thực hiện nhanh, kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân; tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân khai thác, tận dụng tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hoá...

Từ sự quan tâm, khuyến khích, phát triển kinh tế hộ của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào Giáy ở đây đã tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thâm canh, tăng vụ.
Cùng đó, đồng bào đã phát huy thế mạnh cây chè với diện tích gần 100 ha, chiếm tỷ lệ trên 1/3 diện tích chè toàn xã và phát triển các loại cây lâm nghiệp khác như: quế, mỡ, bồ đề. Qua đó, một số hộ như ông Hà Văn Kích ở thôn Chiềng Pằn 1; Trương Văn Mười ở thôn Chiềng Pằn 2... đã mạnh dạn đầu tư xây dựng được những mô hình kinh tế tổng hợp mang lại thu nhập cao, ổn định.
Ông Lò Văn Thượng - Trưởng thôn Chiềng Pằn 2 cho biết: "Thôn hiện có trên 140 hộ, với trên 620 nhân khẩu. Vốn là người dân gốc ở đây, nên hộ nào cũng có đất đai sản xuất. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con đã tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Thôn có trên 14 ha ruộng nước và hàng năm bà con đều gieo cấy hai vụ bằng giống lúa lai, coi trọng đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hết năm 2017, hộ nghèo của thôn đã giảm xuống còn 76 hộ”.

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của ông Trương Văn Mười - một trong những hộ làm kinh tế giỏi vươn lên làm giàu ở thôn Chiềng Pằn 2, ông Mười tâm sự: "Gia đình tôi ít đất sản xuất, nên để tăng thêm thu nhập, tôi mạnh dạn vay vốn mua ô tô về chở hàng thuê, thu mua gom sản phẩm chè búp tươi của bà con bán lại cho các xưởng chế biến, kết hợp chở thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp về bán cho người dân và đầu tư chuồng trại nuôi lợn thịt. Vài năm gần đây, thấy nhu cầu xây dựng tăng cao, tôi đã mua xi măng, cát, sỏi, sắt thép... về phục vụ bà con”.
Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Mười còn có lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Mười còn luôn tạo điều kiện giúp cho những người còn khó khăn mua chịu trước thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng đến khi nào có tiền mới thanh toán, nên điểm thu mua nông sản của gia đình ông luôn được bà con tin tưởng.

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nhạy bén trong phát triển kinh tế của người dân, chất lượng cuộc sống đồng bào Giáy ở Gia Hội từng bước được nâng lên. Hiện nay, 99% trẻ trong độ tuổi đều được đến trường; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ được chăm sóc sức khỏe định kỳ; đặc biệt, đã có trên 40% số hộ thoát nghèo.

A.M

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw