Còn 8-10 cơn bão ảnh hưởng tới nước ta, càng cuối mùa bão càng mạnh

Đó là nhận định của TS Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia tại hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức chiều nay tại Hà Nội (9.7).

TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, từ nay đến hết năm 2018 dự báo sẽ có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực biển Đông và khoảng từ 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, hoạt động của bão chiếm tần suất cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) ở phần phía Bắc biển Đông.

Những tháng cuối năm 2018 nhiều khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía nam biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017.

Từ nay đến cuối năm 2018, ngoài bão và ATNĐ gây mưa lớn, gió mạnh khi ảnh hưởng đến đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm sẽ còn nhiều khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu.

"Bão đầu mùa sẽ hoạt động yếu hơn, càng về cuối mùa các cơn bão sẽ có cường độ mạnh hơn nhiều. Bão ở Nam biển Đông sẽ không nhiều và không mạnh mẽ như năm 2016” – TS Hoàng Đức Cường cho biết.

Cũng theo TS Hoàng Đức Cường, trong tuần qua và 2 tuần tới có liên tiếp 3 cơn bão đi qua, hoạt động ngoài biển Đông, một cơn bão đã tan, một cơn bão đang hoạt động, còn một cơn bão đang hình thành và sẽ đi chuyển theo phía Bắc và khó có khả năng ảnh hưởng đến nước ta.

Còn ở trên biển Đông có nhiều khả năng cuối tuần này hoặc chậm nhất là sang tuần sau sẽ hình thành áp thấp nhiệt đới, các thông tin về hướng di chuyển, cấp độ của áp thấp nhiệt đới này sẽ được chúng tôi đưa ra vào cuối tuần này.

Về tình hình mưa lũ từ này đến cuối năm, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, đỉnh lũ lớn nhất năm ở các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức báo động (BĐ) 2- BĐ3, phổ biến thấp hơn năm 2017; trên sông Thái Bình ở mức BĐ1- BĐ2, phổ biến cao hơn năm 2017.

Trên các sông suối nhỏ, đỉnh lũ có khả năng vượt mức BĐ3. Mực nước đỉnh lũ năm hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội thấp hơn BĐ1; hạ lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1. Nguồn nước so với TBNN trong mùa lũ năm 2018 tại các khu vực có xu thế biến động mạnh, nhỏ hơn TBNN trong các tháng 6-8, xấp xỉ dưới TBNN trong tháng 9-10.

Mùa lũ trên sông Mê Công khả năng đến sớm hơn so với TBNN; đến cuối tháng 7, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc dao động ở mức 2,5-2,7m, nguy cơ xảy ra ngập lụt một số vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Đỉnh lũ năm 2018, ởđầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, tương đương đỉnh lũ TBNN. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10.2018.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia những tháng cuối năm 2018, các vùng biển phía Bắc cần lưu ý đề phòng sóng lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tại các tỉnh, thành phố ven biển miền Đông Nam Bộ, trong tháng 12.2018 cần lưu ý đề phòng ngập lụt trong khu vực đô thị do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió mùa Đông Bắc.
(Theo Dân Việt)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw