Phát triển nghề dâu tằm ở Yên Bái: Đồng bộ quy hoạch và liên kết

YBĐT - Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 370 ha dâu, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên; một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên và một số hộ ở huyện Văn Chấn. Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1.000 hộ dân.
Nghề dâu tằm đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Trấn Yên và một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên. Tuy nhiên, diện tích sản xuất còn manh mún, cơ cấu giống dâu, kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, công nghệ nuôi còn lạc hậu, liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua sản phẩm, chế biến thiếu tính bền vững.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa ngành dâu tằm tơ tỉnh Yên Bái phát triển ổn định, tỉnh Yên Bái đang xây dựng Đề án "Phát triển dâu tằm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 -2020 và định hướng 2025”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà ở thôn 10, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cho biết: năm 2004, ông bắt đầu trồng thử nghiệm, nhưng khi thấy hiệu quả, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu. Đến nay, gia đình ông có 15 sào dâu kết hợp nuôi tằm và mỗi năm thu được trên 1 tấn kén, với giá 100.000 đồng/kg kén như hiện nay đã đem lại cho gia đình ông 100 triệu đồng.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm được huyện Trấn Yên đưa vào sản xuất trên diện rộng từ năm 2001 tại các xã ven sông Hồng: Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp. Sau hơn 17 năm thực hiện, các đơn vị chuyên môn của huyện và các hộ sản xuất cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị nghiên cứu đã thử nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. 
Đến nay, Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu với quy mô trên 300 ha, với trên 870 hộ nuôi tằm. Sản lượng kén năm 2017 đạt trên 400 tấn, thu về cho nhà nông trên 50 tỷ đồng.

Hiện tại, tỉnh Yên Bái có 370 ha dâu, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên, một số xã ven sông Hồng của huyện Văn Yên và một số hộ ở huyện Văn Chấn. Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1.000 hộ dân.
Theo tính toán của bà con, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá ổn định. So với trồng lúa, ngô thì con tằm cho thu nhập cao gấp từ 2,5- 3 lần.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương thì Yên Bái chưa có quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài. Người nông dân sản xuất chạy theo phong trào, khi giá tơ kén cao thì mở rộng diện tích, khi giá xuống thấp lại chuyển đổi sang các cây trồng khác. Diện tích dâu hiện nay phân tán, manh mún, phát triển không có quy hoạch, thiếu khoa học.
Liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua, chế biến sản phẩm còn thiếu tính bền vững. Các cơ sở sản xuất chủ yếu quan tâm đến sản phẩm kén, ít chú trọng đến đầu tư thâm canh sản xuất dâu và kỹ thuật nuôi tằm.
Cơ cấu giống dâu còn ít, nhất là kỹ thuật thâm canh còn hạn chế. Chưa có bộ giống dâu, giống tằm, đặc biệt là giống tằm lưỡng hệ năng suất chất lượng cao nuôi được quanh năm trong điều kiện khí hậu của Yên Bái. Hàng năm, trên 90% số lượng trứng tằm lưỡng hệ cấp 2 nhập của Trung Quốc, nên không chủ động được kế hoạch sản xuất, không kiểm soát được chất lượng và dịch bệnh.
Cùng với đó, công nghệ nuôi còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng thấp, dẫn đến thu nhập từ nuôi tằm thấp. Công nghệ chế biến tiên tiến còn chiếm tỷ trọng thấp, thiếu những sản phẩm tơ lụa mang tính đột phá thu hút được thị trường trong, ngoài nước. Ngoài ra, còn thiếu các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất.

Khắc phục hạn chế trên, để đưa ngành dâu tằm tơ tỉnh Yên Bái phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng, tỉnh Yên Bái đang xây dựng Đề án Phát triển dâu tằm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 và định hướng 2025. Đề án được thực hiện tại 19 xã và thị trấn của 3 huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn.
Theo dự thảo Đề án, đến năm 2020, Yên Bái hình thành vùng sản xuất quy mô trên 1.000 ha; trong đó, trồng mới và trồng cải tạo thay thế dâu già cỗi 700 ha; hỗ trợ đầu tư cải tạo và xây dựng mới 50 nhà nuôi tằm con tập trung, 500 nhà nuôi tằm lớn theo tiêu chuẩn kỹ thuật mới có khả năng kiểm soát dịch bệnh và tăng năng suất hiệu quả nuôi tằm; hỗ trợ 500 bộ né gỗ ô vuông để thay đổi phương pháp lên né tạo sản phẩm chất lượng cao phù hợp với công nghệ chế biến (ươm tơ tự động). 
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng các tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn quy trình trồng dâu theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất.
Cùng đó, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ tự động và tổ chức liên doanh liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững.
Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ đầu tư từ năm 2018 - 2020 là trên 172 tỷ đồng. Với giải pháp trên, phấn đấu đến năm 2020, năng suất kén đạt trên 2,0 tấn kén/ha dâu/năm. Sản lượng kén đạt trên 2.000 tấn, giá trị sản phẩm trên 200 tỷ đồng/năm; tạo việc làm và thu nhập cho trên 3.000 lao động. 

Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

"Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room tín dụng, cạnh tranh sẽ được kích hoạt”, ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho hay. 

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước phục hồi mạnh mẽ, thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong 6 tháng đầu năm nay.

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng khí hậu, thời trang bền vững đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam. Từ những xưởng may quy mô nhỏ đến những tập đoàn lớn, nhiều sáng kiến thiết thực đang góp phần xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Sau hợp nhất, xã Y Tý (Lào Cai) sở hữu những tiềm năng và lợi thế vượt trội về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc giàu bản sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nông nghiệp ôn đới. Với không gian mở rộng, Y Tý có nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 5552/BCT-TCCB ngày 25/7 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký về việc thực hiện Kết luận số 178-KL/TW ngày 17 tháng 7 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính hai cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

fb yt zl tw