Yên Bình đột phá từ “tam nông”

YBĐT - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", Yên Bình đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về "tam nông”.
Nông nghiệp tăng trưởng mạnh

Xác định phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và người dân, sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi rõ nét từ nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất hàng hóa quy mô tập trung gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đáp ứng cho yêu cầu phát triển.
Nổi bật là, huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa, với các sản phẩm chủ lực như cây ăn quả có múi, rừng gỗ lớn, gạo đặc sản, cá hồ Thác Bà, tập trung phát triển đàn gia súc. Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng.
Trong sản xuất lúa, cơ cấu giống tiếp tục có chuyển biến tích cực theo hướng tập trung các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt. Năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện đạt 27.390,7 tấn. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2017 đạt 1.970 tỷ đồng, dự kiến năm 2018 sẽ đạt trên 2 ngàn tỷ đồng.
Từ một nền sản xuất chủ yếu tự phát thì nay đã phát triển và hình thành vùng cây ăn quả trên 1.480 ha; trong đó, cây có múi 950 ha, tập trung tại các xã: Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Vũ Linh, Cảm Nhân, Tích Cốc; vùng quế 700 ha tại các xã: Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên; phát triển rừng gỗ lớn với quy mô 2.000 ha tập trung tại các xã: Xuân Long, Phú Thịnh, Văn Lãng, Đại Đồng, Tân Hương, Bảo Ái; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà; tập trung phát triển thủy sản hồ Thác Bà với quy mô lớn; tập trung phát triển đàn gia súc...
Yên Bình cũng đã xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Đại Minh”, nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà” và đang xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Cá hồ Thác Bà”. Mỗi năm, huyện trồng mới trên 2.600 ha rừng, trồng mới 511,86 ha quế và 85,1 ha tre măng Bát độ; đóng mới trên 1.000 lồng cá và quây lưới nuôi cá trên eo ngách hồ Thác Bà 234,8 ha...
Chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ phát triển mạnh về số lượng mà phương thức chăn nuôi cũng từng bước được cải tiến theo hướng chăn nuôi hàng hóa tập trung và nhiều cơ sở chăn nuôi đi vào sản xuất có hiệu quả; tổng đàn trâu hiện có 13.695 con; bò 5.392 con; đàn lợn 74.175; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng gần 8.000 tấn.

Nông thôn đổi mới

Từ những vùng nông thôn nghèo, nay đã thay đổi căn bản về cơ sở vật chất (điện, đường, trường, trạm) và cả cách nghĩ, cách làm của người dân. Phong trào XDNTM đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã và đang tạo ra những sự đổi thay tích cực, đặc biệt trong sản xuất, xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh việc phát huy vai trò chủ thể của người dân, Yên Bình còn vận dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước như: chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ y tế, đào tạo nghề; thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM... Bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể, đến tháng 12/2017, bình quân toàn huyện đạt 12,3 tiêu chí/ xã, tăng thêm 7,3 tiêu chí/xã so với năm 2011.
Trong đó, có 7 xã đạt chuẩn NTM gồm: Hán Đà, Đại Minh, Mông Sơn, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Phú Thịnh, Thịnh Hưng, chiếm 29,2%; 3 xã đạt từ 11 - 17 tiêu chí, chiếm 12,5%; 14 xã đạt từ 7 - 10 tiêu chí, chiếm 58,3%. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và năm 2017 giảm còn 18,04%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng cao; nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội thay đổi rõ nét, nhất là họ đã xác định rõ việc phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.

Cùng đó, huyện đã chú trọng đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Hiện, toàn huyện 49 hợp tác xã; trong đó, có 27 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 23 hợp tác xã so với năm 2008. Các HTX đã phát huy vai trò là trụ đỡ và trực tiếp tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo được năng lực sản xuất, kinh doanh....

Làn gió mới "tam nông” đã và đang mang đến những đổi thay trong đời sống, xã hội vùng nông thôn huyện Yên Bình. Phát huy thành quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân; triển khai hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế như hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại; xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020.

Thanh Phúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw