Trạm Tấu chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

YBĐT - Huyện Trạm Tấu có 45.794,72 ha đất có rừng, trong đó, rừng phòng hộ trên 33.383 ha; rừng sản xuất trên 9.174 ha, độ che phủ rừng đạt 61,6%.

 Những năm gần đây, diện tích rừng trồng của huyện tăng, đã góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân sống gần rừng, ven rừng cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng tăng, khiến cho bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trở nên cấp thiết vào vụ khô hanh và những thời điểm nắng nóng kéo dài.

Đồng chí Vũ Trọng Huân - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu cho biết: "Để BVR trên địa bàn, nhất là các khu vực rừng tự nhiên vẫn đang trong tình trạng bị sức ép xâm hại do một bộ phận người dân sống gần rừng, ven rừng vẫn còn tình trạng đốt nương làm rẫy, đốt bãi chăn thả gia súc... ngay từ đầu vụ khô hanh 2017 - 2018, UBND huyện đã giao cho đơn vị tham mưu với UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 huyện".
"Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng lịch phân trực BVR và PCCCR của Ban Chỉ đạo huyện trong vụ khô hanh 2017- 2018. Điều chỉnh, bổ sung phương án bảo vệ rừng và PCCCR theo phương án 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ và 4 sẵn sàng là: chỉ huy sẵn sàng, lực lượng sẵn sàng, phương tiện hậu cần sẵn sàng, thông tin liên lạc sẵn sàng. UBND huyện ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 09/10/2017 về việc triển khai các biện pháp quản lý, BVR và PCCCR  mùa hanh khô 2017 - 2018...”. Ông Huân nói.
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện tăng cường quản lý, BVR và PCCCR. Phối hợp cùng Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện và UBND các xã rà soát, thống kê những mảnh nương gần rừng của các hộ đang sản xuất có nguy cơ cháy lan vào rừng và tổ chức hướng dẫn cho bà con đốt nương theo đúng quy định, quy trình kỹ thuật. Thành lập 12 tổ cơ động BVR và PCCCR với 256 người của 12 xã, thị trấn tham gia. 
Tại các thôn, bản đã thành lập 64 tổ đội BVR, PCCCR với 727 người tham gia. Các xã đã rà soát, thống kê nương rẫy, bãi chăn thả có nguy cơ cháy cao; tổ chức họp 64/64 cụm thôn, bản với 5.120 lượt hộ  ký cam kết và học tập các văn bản của Nhà nước về quản lý, BVR và PCCCR. 12 xã, thị trấn đã xây dựng lịch trực PCCCR, có ghi số điện thoại liên lạc của từng thành viên để kịp thời chỉ đạo theo phương châm 4 tại chỗ. 
Hạt Kiểm lâm phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, đài truyền thanh các xã thường xuyên tuyên truyền về quản lý, BVR và phát triển rừng, PCCCR. Khi có tình huống cháy rừng xảy ra, các xã, thôn, bản chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, dụng cụ. Phương pháp chữa cháy là làm đường băng cản lửa, dọn sạch và tổ chức đốt ngược để khoanh vùng đám cháy...
Nhờ làm tốt quản lý, BVR và PCCCR nên trong mùa khô hanh năm 2017 -2018 trên địa bàn huyện đã để xảy ra 1 vụ cháy rừng tại thôn Nhì trên, xã Làng Nhì. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của huyện đã chỉ đạo các lực lượng của huyện và xã Làng Nhì kịp thời chữa cháy không để lửa cháy lan sang các khu rừng lân cận. 
Vụ cháy rừng tại Làng Nhì đã làm thiệt hại 21.000 m2  rừng thông; trong đó, rừng trồng phòng hộ 12.000 m2 và rừng trồng sản xuất  9.000 m2. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện đã tham mưu với UBND huyện thành lập tổ công tác gồm: Công an, Kiểm Lâm, Viện Kiểm sát huyện điều tra xác minh làm rõ đối tượng, nguyên nhân cháy, xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Cao Chính

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw