Nông dân Văn Chấn phấn khởi xuống đồng

Những ngày đầu xuân mới ở Văn Chấn tiết trời ấm áp, muôn hoa khoe sắc điểm tô ngày xuân thêm rực rỡ. Thời tiết thuận lợi cũng khiến nhà nông thêm xót ruột vì mùa vụ. Bởi vậy, ngay sau tết, nhiều hộ đã tất bật ra đồng chuẩn bị cho mùa vụ mới.
Tại xã Chấn Thịnh, niềm vui đón xuân Kỷ Hợi với bà con như nhân đôi khi xuân này xã đã gần cán đích nông thôn mới. Cùng với bản làng phong quang, sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng được nâng lên đáng kể. Vui nhất là các hộ trồng dâu, nuôi tằm vì đã tìm được cây trồng phù hợp cho lợi nhuận kinh tế cao. 
Dù năm 2018 mới là năm đầu tiên huyện Văn Chấn đưa Đề án "trồng dâu, nuôi tằm” hỗ trợ nhân dân nhưng đã tạo niềm tin, động lực để nhân dân xã Chấn Thịnh tiếp tục mở rộng diện tích. Trong niềm vui đón xuân mới bên những vườn dâu biếc xanh, người dân thôn Bồ tích cực chăm sóc cho diện tích dâu mới trồng để kịp chăm lứa tằm sớm khi thời tiết năm nay khá thuận lợi.  
Bên luống dâu đang đâm lộc biếc, anh Lò Văn Phúc, thôn Bồ chia sẻ: "Phấn khởi lắm anh ạ! Đó là giống cây vừa chịu hạn, vừa chịu lũ nên rất phù hợp với đất soi bãi. Bà con được hỗ trợ trồng giống dâu lai rất hiệu quả, nếu chăm tốt có thể cho thu nhập gấp 3 đến 5 lần trồng lúa”.
Có điều kiện thuận lợi về phát triển nông nghiệp nhưng Chấn Thịnh lại chịu tác động lớn bởi bão, lũ do địa bàn xã có nhiều suối lớn chảy qua. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm qua xã Chấn Thịnh đã vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. 
Theo đó, cùng với việc mở rộng diện tích cây ăn quả có múi là phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, xã đồng thời được chọn làm điểm trong thực hiện Đề án "trồng dâu, nuôi tằm” của huyện. 
Năm 2019, huyện phấn đấu trồng mới 27ha dâu tằm, trong đó riêng xã Chấn Thịnh trồng mới 10ha. Bởi vậy, ngay từ đầu năm, xã Chấn Thịnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của huyện rà soát, quy hoạch diện tích đất trồng dâu, đồng thời vận động nhân dân chuẩn bị đất và diện tích nhà xưởng để nuôi tằm.  
Sau một năm thành công khá toàn diện, xuân Kỷ Hợi về trên quê hương Văn Chấn trong tiết trời ấm áp, giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ mùa vụ. Tại khu vực cánh đồng Mường Lò, hầu hết các chân ruộng mới cấy trước tết Nguyên đán đã bén rễ, lên xanh. 
Tuy nhiên, do việc áp dụng cơ cấu giống lúa, giống ngô đông rải vụ nên một số diện tích ngô đông bà con vẫn để sau tết mới thu hoạch. Bởi vậy, công việc sau tết với nông dân Mường Lò vẫn khá bộn bề. 
Vừa phải lo thu hoạch nốt ruộng ngô đông và làm đất kịp cấy nốt, vừa phải chăm sóc cho diện tích lúa xuân mới cấy nên ngay ngày mùng 4 tết gia đình bà Hà Thị Mới - thôn Khá Thượng, xã Thanh Lương đã huy động nhân lực ra đồng. 
Vừa bẻ ngô, bà Mới vừa chuyện: "Năm nay gia đình đón tết no ấm bởi có thêm nguồn thu khá từ cây ngô. Gia đình có 2.000m2 ruộng đã cấy gần xong, còn ruộng ngô này giữ lại để dự trữ thức ăn cho gia súc thôi. Nhưng nắng ấm thế này phải thu hoạch nhanh, cấy sớm kẻo mạ già mất”. 
Câu chuyện của bà Mới cũng là khí thế chung của nông dân Văn Chấn. Sau một năm chịu nhiều tổn thất bởi thiên tai, bão lũ, xuân Kỷ Hợi sang trong tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc mạnh mẽ mang đến niềm tin, hy vọng cho người nông dân vào những mùa vàng bội thu.
Trần Van (Trung tâm TT&VH huyện Văn Chấn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw