Trấn Yên chủ động phòng chống thiên tai

Trấn Yên xác định tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, phổ biến các kinh nghiệm trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cương quyết đưa các hộ dân di dời khỏi những vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, vùng thấp trũng...
Mùa mưa bão 2019 đã đến và được dự báo sẽ có nhiều nguy cơ, khó lường, nhất là nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, tố lốc… gây mất an toàn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất, đời sống người dân. Vì vậy, huyện Trấn Yên đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai (PCTT) với phương châm "4 tại chỗ”, góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.
Dù là huyện vùng thấp nhưng huyện Trấn Yên có nhiều hệ thống sông, suối, đa phần người dân sống ven sườn đồi, gần sông suối nguy cơ thiệt hại về người và tài sản rất cao. Năm 2018, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến bất thường. 
Ngay đầu năm đã bị ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; vào mùa mưa bão, xuất hiện nhiều trận mưa, với lượng mưa lớn; dông lốc bất ngờ và ảnh hưởng của bão số 3, áp thấp nhiệt đới; kết hợp lũ thượng nguồn làm nước sông Hồng dâng cao trên báo động cấp 3…, gây lũ, ngập úng, sạt lở đất làm thiệt hại về nhà ở, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình công cộng trên địa bàn huyện. 
Mưa lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, 308 nhà dân bị đổ sập hoàn toàn và hư hỏng nặng. Thiệt hại nặng nề, cụ thể: 800 ha lúa bị thiệt hại (503,24 ha thiệt hại 70%, 296 ha thiệt hại từ 30-70%), 97 ha bị vùi lấp hoàn toàn, gần 200 ha ngô, cây công nghiệp và gần 600 ha rừng và trên 4.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại… 
Các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội bị thiệt hại nặng nề, dù đã được đầu tư khắc phục sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động được… 
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Thị Bích Liệu cho biết: "Những sự cố thiên tai trong các năm gần đây xảy ra trên địa bàn ngày một nặng nề, không chỉ gây thiệt hại lớn về người và của mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2018, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện là trên  85 tỷ đồng”. 
Thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nặng nề không dễ gì một sớm một chiều khắc phục được ngay. Vì vậy, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống người dân trong mùa mưa bão 2019 này, huyện đã sớm xây dựng các phương án ứng phó, chủ động phòng tránh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. 
Huyện kiện toàn và xây dựng bộ máy ban chỉ huy PCTT- tìm kiếm cứu nạn (TKCN) từ huyện đến các xã, thị trấn bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 66/2014/NĐ-CP. Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện đến xã, thị trấn chủ động trong nhiệm vụ PCTT.
Các thành viên cần phải xác định rõ nhiệm vụ, công việc, tham mưu kịp thời với chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở và các ngành để chủ động rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp, sát tình hình và thực tế địa phương. Các cấp, các ngành và mỗi hộ dân cần chủ động hơn trong thực hiện phương châm "4 tại chỗ”. Xây dựng và điều chỉnh kế hoạch PCTT cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 
Trong quá trình thực hiện, cần có phương án cụ thể phù hợp với từng loại và tính chất, mức độ thiên tai, như: mưa to kéo dài, lũ quét, tố lốc... để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu kịp thời. 
Để có được sự chủ động trong thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, các xã, thị trấn, đơn vị cần cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình, diễn biến thời tiết; chủ động thông báo cho nhân dân biết để phòng tránh; tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, phổ biến các kinh nghiệm trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cương quyết đưa các hộ dân di dời khỏi những vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, vùng thấp trũng để bảo đảm tính mạng và tài sản. 
Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng tránh và đối phó với thiên tai. Rà soát những hộ dân sống trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai và có những đề xuất phù hợp để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Tập trung rà soát lại các công trình, hồ chứa thủy lợi để tiến hành gia cố đảm bảo an toàn. 
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phấn đấu hoàn thành trước lũ tiểu mãn; đồng thời, có phương án bảo vệ và giải pháp ứng cứu khi có mưa lũ. Bố trí vật tư, sẵn sàng đến các vị trí xung yếu, các xã ứng trực 24/24 giờ thực hiện phân công, thường trực, cập nhật, thông báo tình hình mưa bão kịp thời cho người dân chủ động phòng tránh.
Mỗi cấp chính quyền, mỗi ngành và mỗi người dân hãy chung tay chủ động phòng tránh thiên tai một cách tích cực, hợp lý chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại dù thiên tai có dữ dội đến đâu!
Ngọc Trúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw