Yên Bái củng cố hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Hiện, toàn tỉnh có 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động tại 28 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, hệ thống QTDND này trở thành kênh tín dụng quan trọng hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên trên địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quỹ TDND Hồng Hà, thành phố Yên Bái được thành lập, hoạt động từ năm 1997 và là đơn vị có bề dày trong hệ thống QTDND trong tỉnh. Đến nay, Quỹ có 1.052 thành viên ở các phường: Hồng Hà, Hợp Minh và xã Âu Lâu với tổng tài sản đạt 87 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 6 tỷ đồng, tăng 100 lần so với ngày đầu thành lập. 
Bà Nguyễn Hồng Nhung - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ cho biết: với phương châm hoạt động lấy sự phát triển của thành viên làm gốc, Quỹ luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận vốn vay thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục vay; đồng thời, có chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi và vay vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho người dân mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề. Đến nay, tổng dư nợ cho vay của Quỹ đạt 73 tỷ đồng. 
Nguồn vốn của Quỹ đã hỗ trợ cho các hộ thành viên đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng các ngành nghề dịch vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang đầu tư thâm canh các cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế địa phương và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Yên Bái, đến ngày 31/5/2019, toàn tỉnh có 17 QTDND hoạt động tại 28 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thị, thành phố. Số thành viên tham gia QTDND là 16.969 thành viên, bình quân mỗi quỹ có 998 thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND tiếp tục tăng trưởng đạt 1.140.321 triệu đồng, trong đó, vốn huy động tiền gửi đạt 955.282 triệu đồng, chiếm 83,77% tổng nguồn vốn. 
Về sử dụng vốn, các quỹ đã mở rộng tín dụng đi đôi với tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống là 951.406 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 69,99%. Tổng nợ xấu của các quỹ là 7.025 triệu đồng, chiếm 0,76% tổng dư nợ. 
Có thể nói,  hoạt động của các quỹ TDND có sự tăng trưởng khá, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển. Các quỹ đã khai thác tốt nguồn vốn tại địa bàn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của thành viên, góp phần thực hiện mục tiêu tương trợ cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. 
Tuy nhiên, bên cạnh những QTDND hoạt động hiệu quả, vẫn còn quỹ hoạt động yếu kém. Một số quỹ chạy theo mục tiêu lợi nhuận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định. Đặc biệt, vẫn còn cán bộ QTDND vay ké, nhờ cán bộ của QTDND và bạn bè, người thân vay hộ, thu lãi tiền vay không nộp vào quỹ, không nhập sổ sách kế toán, lập hồ sơ cho vay khống. 
Vẫn còn có cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của QTDND, thậm chí có nơi cấp ủy, chính quyền can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của QTDND. NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái, từ năm 2013 đến nay đã tiến hành 112 cuộc thanh tra trực tiếp đối với các QTDND. 
Sau thanh tra, kiểm tra đã có các biện pháp xử lý kiên quyết những hạn chế, yếu kém, vi phạm. Trong đó, có những đề xuất kiến nghị các QTDND phải thực hiện xử lý truy thu các món chi tiêu sai quy định, thu hồi vốn cho vay sai quy định, sử dụng vốn không đúng mục đích, yêu cầu sa thải cán bộ vi phạm hoặc thôi giữ chức vụ đối với 2 giám đốc QTDND. Cùng đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái cũng đang thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với QTDND xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. 
Để khắc phục hạn chế trên, đảm bảo cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước có liên quan đến hoạt động của các QTDND; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan triển khai tốt các nội dung của Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. 
NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động và hỗ trợ trong việc thu hồi vốn, tài sản của các QTDND theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm tra theo chuyên đề, kịp thời cảnh báo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các QTDNN có vi phạm thể lệ, chế độ, kiểm tra việc khắc phục tồn tại, sai phạm theo các kết luận thanh tra, kiểm tra. 
Đồng thời, các quỹ TDND trong tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thành viên để đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại chỗ; nâng cao năng lực tài chính theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ thành viên vay vốn.
Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

fb yt zl tw