Yên Bái đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử

Từ ngày 1/11/2020, tất cả các doanh nghiệp (DN) cả nước phải hoàn thành việc chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong giao dịch và quản lý thu chi, phục vụ quản lý tài chính DN và chống thất thu thuế. Đó cũng là những nỗ lực trong biện pháp của Cục Thuế tỉnh Yên Bái.
Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các giao dịch điện tử, việc giao dịch, mua bán thanh toán bằng hình thức điện tử đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. 
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý hóa đơn theo hướng thống nhất, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế đã tham mưu với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định 119/NĐ-CP về HĐĐT và hiện đang gấp rút hoàn thiện thông tư hướng dẫn. 
Đây là những văn bản có diện điều chỉnh rộng và thay đổi toàn diện phương pháp quản lý từ hóa đơn giấy truyền thống sang điện tử. Việc triển khai HĐĐT đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN và cơ quan thuế, bởi HĐĐT giúp cắt giảm đến 70% các bước, quy trình phát hành, 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế thông qua chuyển đổi phương thức phát hành, quản lý hóa đơn của DN.
Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: ngay sau khi Nghị định 119 được ban hành năm 2018, Cục Thuế đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người nộp thuế (NNT) sử dụng HĐĐT; phối hợp với cơ quan truyền thông trung ương và địa phương có nhiều tin, bài phản ánh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích khi sử dụng HĐĐT, nêu gương một số doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện; đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng HĐĐT, hướng dẫn chính sách về quản lý, sử dụng HĐĐT; đồng thời, tuyên truyền các hoạt động mà Cục Thuế đã đang và sẽ triển khai nhằm đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT. 
Bên cạnh đó, Cục Thuế đã tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn NNT thực hiện HĐĐT từ khâu đăng ký đến các khâu quản lý, báo cáo sử dụng hóa đơn thông qua các lớp tập huấn, điện thoại, email tư vấn, phối hợp với hình thức hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận "một cửa” của cơ quan thuế các cấp. Chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở dữ liệu về hóa đơn để triển khai quản lý hóa đơn theo phương thức mới.
Có thể nói, việc sử dụng HĐĐT giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, quản lý thuế DN tốt hơn, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho DN. Mặt khác, DN thuận lợi hơn trong việc hạch toán, kế toán và quá trình đối chiếu dữ liệu; đồng thời, nâng cao uy tín trong hoạt động kinh doanh, thông qua việc người mua có thể xác minh tính đúng đắn, hợp pháp của hóa đơn mà người bán đã đề xuất cho đơn vị thông qua mã xác thực. 
Ông Bùi Đăng Toản - Kế toán trưởng Công ty Xăng dầu Yên Bái chia sẻ: "Trước đây, tôi còn vướng mắc về phần mềm, phần ký tên, đóng dấu… nhưng nay đã được hướng dẫn một cách cụ thể thấy thuận lợi vô cùng. Mỗi năm chúng tôi sử dụng hàng nghìn tờ hóa đơn; vì thế, nếu áp dụng HDĐT, Công ty có thể giảm chi phí in ấn số hóa đơn này. Không những thế, việc lưu trữ hóa đơn cũng rất thuận lợi. Khi khách hàng cần cung cấp hóa đơn, chỉ cần vào hệ thống là có thể in được”.
Như vậy, cùng với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các giao dịch điện tử như hiện nay thì việc triển khai HĐĐT và HĐĐT có mã xác thực sẽ góp phần giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, tạo thuận tiện cho NNT cũng như đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
Quang Thiều

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw