Yên Bái: Quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp nâng cao chất lượng rừng

Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái trồng mới 1.000 đến 1.500 ha rừng phòng hộ; trồng trên 15.000 ha rừng sản xuất, trong đó, chủ yếu trồng lại rừng sau khai thác.
Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư cho phát triển rừng. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư của trung ương thông qua Chương trình dự án 5 triệu ha rừng (Dự án 661 giai đoạn 1997 - 2010), Chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2015 và đến nay tiếp tục thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững đã, đang là nguồn lực thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, nhất là trồng rừng.
Theo thống kê, bình quân mỗi năm tỉnh trồng mới 1.000 đến 1.500 ha rừng phòng hộ; trồng trên 15.000 ha rừng sản xuất, trong đó, chủ yếu trồng lại rừng sau khai thác. Trong cơ cấu cây trồng thì cây keo chiếm 50% tổng diện tích, bồ đề chiếm 30,7%, mỡ chiếm 5%, bạch đàn chiếm 2,8%, các loại cây gỗ rừng trồng khác chiếm 11,5%.
Đến nay, tỉnh đã hình thành một số vùng sản phẩm hàng hóa sản xuất lâm nghiệp như: vùng quế tại 3 huyện: Văn Yên, Trấn Yên và Văn Chấn; vùng tre măng Bát độ gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; vùng  nguyên liệu quả sơn tra (táo mèo) ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải; vùng rừng gỗ nguyên liệu phục vụ công nghiệp tại các huyện vùng thấp: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, các xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. 
Đặc biệt, để nâng cao năng suất, chất lượng rừng, nhiều địa phương đã tích cực, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn, chủ động triển khai quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. 
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ về chất lượng giống của các cơ quan chức năng. 
Hiện nay, tỉnh có 58 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp và hàng năm sản xuất 90 triệu cây giống đáp ứng cơ bản nhu cầu trồng rừng trong tỉnh. Chất lượng giống từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng... 
Nhờ đó, năng suất rừng sản xuất tăng lên từ 20 - 25% so với những năm trước, tăng trưởng bình quân từ 4 - 5m3/ha. Mỗi năm lượng rừng khai thác và trồng lại 15.000 ha, trữ lượng gỗ lớn 120 - 150m3/ha và gỗ nhỏ 70 - 80 m3/ha. 
Tuy nhiên, trong quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hiện còn khoảng hơn 20% lượng giống cây lâm nghiệp được xuất bán chưa vào kiểm soát. Nhiều người dân mua phải giống cây lâm nghiệp trôi nổi không rõ nguồn gốc nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng rừng; giá thành sản xuất cây giống mô, hom còn cao, nguồn giống có chất lượng di truyền cao còn hạn chế; trong nghiên cứu chọn, tạo giống chưa quan tâm đúng mức, đặc biệt là các giống cây bản địa, cây gỗ lớn. 
Ông Nguyễn Thái Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: để từng bước nâng cao công tác quản lý giống cây lâm nghiệp, Chi cục tham mưu với UBND tỉnh ra chỉ thị về tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; chú trọng thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn giống đưa vào gieo ươm tại các cơ sở trên địa bàn nhằm bảo đảm giống đưa vào trồng rừng có chất lượng tốt, được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
Dù vậy, một trong những khó khăn trong quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp hiện nay là nhiều vườn ươm đều do người dân tự phát làm theo thời vụ, ươm giống theo kinh nghiệm là chính dẫn đến chất lượng cây kém chất lượng. Hầu hết các vườn ươm do dân tự làm đều sử dụng nguồn hom trôi nổi trên thị trường, có rất ít hộ tạo được vườn giống cây bố mẹ để hái hom, tạo mô.
Để đảm bảo công tác trồng rừng đạt kết quả tốt, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có năng suất, chất lượng tốt cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp. 
Rà soát, đánh giá các nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ quan, đơn vị có liên quan lựa chọn những giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt để đầu tư xây dựng nguồn giống đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống phục vụ trồng rừng. 
Thông báo, công khai danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp đủ và không đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp để người dân được biết. Quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp từ khâu thu hoạch vật liệu giống, cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, quản lý sản xuất cây con ở vườn ươm, cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con tới khâu lưu thông đến chân lô rừng trồng. 
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw