Quy Mông hướng tới nền sản xuất hàng hóa

Quy Mông không có quá nhiều tiềm năng và lợi thế, toàn xã có 1.700 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.000 ha đất rừng, 260 ha lúa, còn lại là đất soi bãi và đất trồng cây lâu năm khác.
Với thực trạng ấy, trong những năm qua xã đã chỉ đạo, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của địa phương. Qua đó đã tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả và xây dựng được mối liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Đối với sản xuất cây lúa, xã xác định đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất và duy trì diện tích hàng năm trên 300 ha và trên 135 ha ngô. Bên cạnh đó, bà con tích cực đầu tư chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như việc bón phân cân đối, chủ động phòng trừ sâu bệnh... nhờ vậy, năng suất lúa nâng lên rõ rệt góp phần đưa tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt trên 2.047 tấn. Từ một địa phương chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thì nay Quy Mông được biết đến với hàng loạt mô hình, trang trại chăn nuôi với quy mô lớn mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 
Hiện toàn xã có 87 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, thành lập 2 tổ hợp tác chăn nuôi liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cung ứng con giống, thức ăn và phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả. Bình quân mỗi năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng ở Quy Mông đạt trên 1.261 tấn, trong đó sản lượng gia cầm đạt trên 1.110 tấn, mang lại nguồn thu không nhỏ. 
Không dừng lại ở đó, vài năm trở lại đây bà con còn tích cực chuyển đổi diện tích sản xuất lúa, hoa màu, vườn nhà kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm. Từ một vài sào dâu ban đầu, đến nay toàn xã đã trồng và phát triển trên 30 ha dâu và sẽ còn tăng trong những năm tới. 
Song song với mở rộng diện tích, xã cũng thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất dâu tằm và 9 tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp trong đầu tư và bao tiêu sản phẩm kén tằm, bước đầu mang lại hiệu quả khá tốt. Với thế mạnh là cây đao riềng, xã duy trì và ổn định sản xuất 50 ha, thành lập HTX Việt Hải Đăng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm miến đao Quy Mông và 4 cơ sở chế biến bột đao cung cấp cho thị trường. 
Thực hiện Nghị quyết 22 ngày 29/1/2016 về chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm với mục tiêu xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, nâng cao năng suất, giá trị... Quy Mông đã quy hoạch và phát triển 70 ha cây ăn quả có múi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại nguồn thu cả tỷ đồng cho người dân... 
Với những nỗ lực đó, đến nay Quy Mông đã hình thành và phát triển rõ nét các cây trồng, vật nuôi chủ lực, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Thu nhập bình quân đầu người đạt không dưới 35 triệu đồng/năm. 
Định hướng phát triển cho những năm tới, Quy Mông sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có thế mạnh. Đặc biệt, xã sẽ tổ chức lại sản xuất và xây dựng các chuỗi giá trị theo hướng toàn diện, bền vững, chất lượng, an toàn và hiệu quả. 
Hỗ trợ, duy trì HTX dâu tằm nâng cao liên kết và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu sản lượng kén tằm đạt trên 200 tấn sản phẩm mỗi năm; xây dựng vùng trồng đao riềng và sản xuất miến đao đạt tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng sản phẩm OCOP Miến đao Quy Mông đạt chuẩn 4 sao; xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng vùng quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế 200 ha; xây dựng vùng cây nguyên liệu gỗ cấp chứng chỉ PSC trên 450 ha... 
Từ một xã nghèo, nay Quy Mông đang vươn mình trở thành địa phương năng động, phát triển và chắc chắn với những cách làm và hướng đi ấy nhân dân các dân tộc trong xã sẽ gặt hái nhiều thành quả trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. 
Ngọc Trúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

fb yt zl tw