Văn Chấn khuyến khích đầu tư vào nông - lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/10/2020 | 7:17:46 AM

YênBái - Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và vùng nguyên liệu, Văn Chấn đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm đông dược, đầu tư cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn sinh học.

Nông dân huyện Văn Chấn trồng, chăm sóc chanh leo - loại cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao.
Nông dân huyện Văn Chấn trồng, chăm sóc chanh leo - loại cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao.

Huyện Văn Chấn đã quy hoạch, sản xuất, hình thành rõ nét các vùng hàng hóa tập trung, có quy mô lớn như: vùng lúa chất lượng cao 1.200 ha, vùng cây ăn quả có múi 2.000 ha, vùng chè nguyên liệu 4.950 ha, vùng quế 8.400 ha, đàn gia súc chính 143.000 con… Bình quân hàng năm, huyện trồng trên 3.500 ha rừng, tạo nên vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng xấp xỉ 20.000 ha.

Đặc biệt, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và vùng nguyên liệu, huyện đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm đông dược, đầu tư cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn sinh học. Trong đó, dự án FDI đầu tiên đầu tư vào chăn nuôi của Công ty Nippon Zoki - Nhật Bản nuôi thỏ công nghệ cao quy mô 300.000 con/năm ở xã Thượng Bằng La đã góp phần nâng cao năng lực cho nền kinh tế. 

Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm đến việc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực nên đã hình thành được các chuỗi sản phẩm: cam, chè, cây dược liệu, gỗ rừng trồng. 

Thực hiện các chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, đến nay, toàn huyện có 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực được chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó, gạo nếp Tú Lệ, chè Shan tuyết và ba ba gai Văn Chấn là đặc sản nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là, sản xuất còn thiếu tính ổn định, nhiều yếu tố phụ thuộc; mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân hay các tổ chức đại diện cho nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) thiếu bền vững, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau; nông dân tư duy chưa thật nhạy bén, trình độ sản xuất chưa cập, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo nhu cầu của thị trường; giá sản phẩm nông sản nhiều khi ở mức thấp và bấp bênh… 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế là chưa thực sự thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ công nghệ cao đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; thiếu các mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực…

Nhằm khắc phục, huyện Văn Chấn đã đề ra nhiều giải pháp trong phát triển kinh tế, nhất là khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực. 

Trong đó, các giải pháp ưu tiên hàng đầu là cần có các biện pháp tác động mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến tích cực để nhất quán về nhận thức từ người lãnh đạo, quản lý và nông dân về vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp trong hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đầu tư chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và nhận rõ xu thế tất yếu liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. 

Nâng cao chất lượng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm sự phù hợp giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Cùng đó, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt thông qua cơ chế, chính sách thông thoáng và hành động thông suốt của cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. 

Cụ thể là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về đất đai và riêng trong lĩnh vực trồng trọt bước đầu cho thuê đất để hình thành vùng lõi của doanh nghiệp; sau đó, mở rộng liên kết với nông dân để tạo vùng nguyên liệu tập trung và ổn định. Trong chăn nuôi, huyện cho thuê đất để phát triển các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn an toàn sinh học, bảo đảm môi trường. 

Đồng thời, huyện tiếp tục huy động, bố trí nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ, liên thông bên trong vùng sản xuất, giữa các vùng sản xuất, giữa các địa phương, gắn với cơ cấu lại ngành nông - lâm nghiệp theo chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Văn Tuấn

Tags Văn Chấn cam chè dược liệu rừng trồng

Các tin khác
Sản xuất các mặt hàng gỗ nội, ngoại thất cao cấp phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu tại Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (viết tắt là EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020. Đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Hiệp định mở ra nhiều cơ hội, song cũng là thách thức cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng.

Mô hình trồng rau thủy canh ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Từ chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo các xã trên địa bàn phát triển các loại cây rau màu trở thành hàng hóa.

Với tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng, dài 5,3km, Dự án đường trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội) được khánh thành sáng nay (11/10). Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã phát lệnh thông xe.

Sáng 10/10, ngài Pranay Verma - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh cùng lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ đã cắt băng khánh thành Dự án “Xây dựng kênh mương nội đồng tại phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục