Lục Yên: Sản vật thúc đẩy nông thôn mới

Lục Yên không chỉ được nhắc tới là vùng đá ruby quý hiếm, đá vôi trắng có trữ lượng lớn, chất lượng cao, là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều ngành hàng kinh tế mà còn là vùng đất của rất nhiều sản vật như: măng mai, vịt bầu, cam sành, lạc đỏ…
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bằng sự cần cù, sáng tạo, biết vươn lên trong cuộc sống của đồng bào Tày, Dao, Kinh…, những sản vật quý của Lục Yên đã và đang trở thành mặt hàng có khối lượng lớn, giá trị cao trên thị trường, qua đó mang lại cuộc sống mới cho bà con.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lục Yên đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như: vùng trồng lạc đỏ (diện tích ổn định hàng năm 1.000 ha); vùng cây ăn quả có múi (trên 870 ha, riêng cam sành trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên 50 ha); vùng trồng tre măng Bát độ, măng mai, diện tích 750 ha. 
Về chăn nuôi, sản phẩm vịt bầu Lâm Thượng được duy trì thường xuyên 3,4 vạn con, toàn huyện đã có 3 hợp tác xã chuyên chăn nuôi giống vịt đặc sản với số lượng trên 2.000 con/lứa; diện tích ao nuôi cá bỗng trên 40 ha; gà thịt khoảng 1 triệu con, trong đó có giống gà thiến Lục Yên thịt thơm ngon nổi tiếng… Ngoài ra, huyện đang chỉ đạo xây dựng 8 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên. 
Ông Hoàng Kim Trọng – Chủ tịch HĐND huyện Lục Yên nhận xét: "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc khôi phục, phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa đúng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chẳng hạn như: một số sản phẩm vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu nên giá trị hàng hóa chưa cao, khối lượng sản phẩm chưa lớn. Việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn lúng túng, chưa có mô hình liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình…”.
Đánh giá đúng tiềm năng to lớn của cây trồng, vật nuôi đặc sản; đồng thời, chỉ ra được những hạn chế, yếu kém trong quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh ấy trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là điều hết sức quan trọng nhằm đề ra các giải pháp trúng. 
Theo đó, Lục Yên đã xác định, tiếp tục tuyên truyền để người dân và các cấp chính quyền nhận thức được tiềm năng và lợi thế của mình; cần tiếp tục thực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó cần tổ chức đánh giá thật chính xác vai trò, hiệu quả của Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2016 – 2020 nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn; khắc phục yếu kém, phát huy kết quả đã đạt được; tiếp tục có những đề án mới phù hợp hơn với các vùng miền có nhiều sản vật, tạo ra nguồn hàng lớn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, có đăng ký bảo hộ nhãn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc nhằm chiếm lĩnh các thị trường khó tính. 
Huyện cũng khuyến kích thành lập các hợp tác xã; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, chủ động xây dựng chuỗi liên kết, nâng dần quy mô sản xuất, gia tăng khối lượng và giá trị sản phẩm và tạo thị trường ổn định, lâu dài. 
Một yếu tố không thể không kể tới đó là vai trò của người nông dân trong quá trình phát triển sản xuất nói chung và phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản nói riêng; cần trang bị cho nông dân những kiến thức mới, giúp họ mạnh dạn mở rộng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận với thị trường tiêu thụ…
Vùng quê Lục Yên đang chuyển dịch theo hướng nông thôn mới, các sản phẩm đặc sản sẽ nức tiếng muôn nơi nhờ tư duy đúng và cách làm đúng.
Lê Phiên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Kiến tạo không gian phát triển mới

Kiến tạo không gian phát triển mới

Hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai không chỉ là một quyết sách về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, mà còn là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một không gian phát triển mới, có quy mô lớn hơn, liên kết vùng sâu hơn, đồng thời tạo nên một cực tăng trưởng có tầm vóc tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

fb yt zl tw