Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái

Chiều 23/12, Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do đồng chí Hoàng Văn Xô – Phó vụ trưởng, Vụ Kế hoạch – Tài chính Ủy ban Dân tộc, Trưởng ban Dự án ADB làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái để khảo sát Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam”.
 Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Với mục tiêu của Dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho các huyện, thị xã vùng cao, giúp đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước trong bối cảnh tác động gay gắt của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo thay đổi nhận thức, tư duy, cách làm theo phương thức sản xuất mới, phù hợp cơ chế thị trường, xóa cách biệt về phát triển giữa các vùng, tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần ổn định an ninh, chính trị khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. 
Xây dựng hoặc sửa chữa, nâng cấp các cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông thiết yếu nhằm mục đích phát triển tổng hợp theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, thay đổi tư duy và phương thức sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc các tỉnh Dự án. 
Theo đó, tại tỉnh Yên Bái, Dự án sẽ đầu tư xây dựng tại 5 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh gồm: Văn Chấn,  Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Yên và huyện Yên Bình. Quy mô đầu tư xây dựng gồm 9 tiểu dự án, trong đó có 4 tiểu dự án thủy lợi và 5 tiểu dự án đường giao thông. 
Cụ thể là các tiểu Dự án: Tổng thể khu vực Ngòi Thia giai đoạn 2 và suối Ngòi Hút; Khai thác tổng thể dòng Nậm Lùng phục vụ tưới tiêu cho vùng chuyên canh đặc sản nếp Tú Lệ, huyện Văn Chấn; hệ thống công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải khu vực La Pán Tẩn; kè sạt lở sông Hồng, khu vực huyện Văn Yên; đường Hưng Khánh – Đồng Khê; đường Sơn Lương – Suối Quyền – Suối Giàng; đường Ngòi A – Quang Minh – An Bình; đường Phù Nham – Sơn A; đường Cẩm Nhân – Tích Cốc. 
Thời gian thực hiện dự án 2021 - 2025; tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.080 tỷ đồng, gồm: Vốn vay ODA của ADB 1.872 tỷ đồng, vốn đối ứng của ngân sách địa phương 208 tỷ đồng.
Phát biểu tại làm buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số - tỉnh Yên Bái” là cần thiết, hết sức cấp bách và đặc thù đối với tỉnh, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tại đây còn thiếu đất sản xuất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn và thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai do biến đổi khí hậu. 
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Dự án được thực hiện sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội trong tỉnh, đáp ứng mong mỏi của bà con dân tộc thiểu số trong tỉnh. Do vậy, UBND tỉnh Yên Bái đề nghị Ủy ban Dân tộc, ADB quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn vay, phối hợp với các bộ để xem xét, sớm phê duyệt nguồn vốn cho Dự án. Vì vậy, sau buổi làm việc này, tỉnh sẽ có những báo cáo cụ thể để thuyết minh giải trình dự án để 2 bên cùng thống nhất nội dung hợp tác, đồng thời trình các bộ, ngành liên quan…
Trước đó, từ ngày 20 -  23/12, Đoàn công tác đã đi khảo sát thực địa tại huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên, huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ.
Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw