Yên Bái: Chăn nuôi đang trở thành ngành kinh tế chủ lực

Trong năm 2020, ngành chăn nuôi Yên Bái tiếp tục gặp khó khăn bởi dịch bệnh, giá vật tư đầu vào từ con giống đến thức ăn, thuốc thú y tăng cao, thị trường đầu ra không ổn định. Nhưng với những giải pháp căn cơ và sự nỗ lực cao độ của ngành nông nghiệp, các địa phương, đặc biệt là các hộ, chủ trang trại, ngành chăn nuôi vẫn đạt kết quả cao và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp.
Có thể nói, chưa bao giờ nhà nông Yên Bái lại gặp nhiều bất lợi như năm 2020, thời tiết cực đoan, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Dù vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt những kết quả tích cực, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 vẫn đạt trên 6%; các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, nhất là chỉ tiêu về tổng đàn gia súc và sản lượng thịt hơi. 
Kết thúc năm 2020, tổng đàn gia súc chính đạt 658.000 con, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,1%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 55.800 tấn, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Trong năm, tỉnh cũng triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Nhờ đó góp phần tăng nhanh cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nhất là đàn gia súc chính, đàn lợn. Sản lượng thủy sản ngày một tăng, tổng sản lượng đạt trên 11.640 tấn, đạt 101,2% kế hoạch năm. 
Giờ đây, chăn nuôi không chỉ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống khu vực nông thôn. 
Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn khởi cho biết: "Từ những đàn trâu, bò giống địa phương thể trạng yếu, tầm vóc bé, đến nay đã có trên 50% đàn bò lai Sind, lai Brahman, lai BBB...; đàn lợn, tỷ lệ lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 75% tổng đàn; chăn nuôi gà đã có bước đột phá mạnh mẽ cả về giống, số lượng và sản lượng. Chăn nuôi trước đây chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ lẻ là chính thì nay chuyển sang chăn nuôi hàng hóa theo quy mô tập trung, đầu tư tăng năng suất, sản lượng”.
Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi là động lực, nền tảng cho chăn nuôi lợn công nghiệp, bán công nghiệp, đã đạt trên 50% tổng đàn với trên 1.200 cơ sở chăn nuôi công nghiệp, chiếm gần 70% sản lượng tổng đàn. Trấn Yên là huyện có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh góp phần xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. 
Hiện, huyện Trấn Yên có trên 618 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, trong đó có 243 cơ sở chăn nuôi lợn và 4 trang trại nuôi lợn thịt và lợn nái hậu bị theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp thông qua hình thức liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp. 
Đáng chú ý như: Doanh nghiệp Hòa Phát, xã Lương Thịnh chăn nuôi công nghệ cao với quy mô trên 1.500 con lợn nái và trên 10.000 con lợn thịt/lứa; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp MQ, xã Minh Quán, xây dựng được chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà Minh Dư thương phẩm với quy mô 180.000 con của 45 hộ dân…  
Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Yên Bái phát triển chăn nuôi, thủy sản cơ bản theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học, có sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị. Tỉnh đặt mục tiêu trong năm 2021 đưa tổng đàn gia súc đạt trên 752.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 53.000 tấn và đến năm 2025 tăng tổng đàn gia súc đạt trên 1 triệu con, đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chủ lực.   
 Thanh Phúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw