Yên Bái: Sẵn sàng cho CPTPP và EVFTA

Xác định Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một cơ hội lớn để hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Yên Bái nói riêng xuất khẩu vào thị trường khó tính này nhưng mang lại giá trị kinh tế cao, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Yên Bái đã cụ thể hóa xây dựng kế hoạch thực hiện các bước phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa nhưng lại có nhiều lợi thế phát triển hàng hóa nông - lâm sản. Bên cạnh đó, những năm qua tỉnh luôn quan tâm chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và thị trường. 
Nhờ vậy, đã hình thành, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyên canh với quy mô lớn và chất lượng ngày càng nâng cao như: vùng quế, vùng tre măng Bát độ, sơn tra, lúa đặc sản chất lượng cao, ngô, cây ăn quả, chè (chè Shan trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ kỹ thuật trên 3.500 ha), dâu tằm; vùng gỗ nguyên liệu đáp ứng cho chế biến; chăn nuôi trâu, bò; nuôi thủy sản... 
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng theo hàng năm và nếu như năm 2019 mới đạt 7.193 tỷ đồng thì năm 2020 này đã đạt 7.746 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.456 tỷ đồng (trồng trọt đạt 3.407 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 1.980 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 69 tỷ đồng); lâm nghiệp đạt 1.950 tỷ đồng; thủy sản đạt 340 tỷ đồng. 
Yên Bái cũng là địa phương có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao như: quế, chè, tinh bột sắn, măng và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD/năm (chiếm từ 30 - 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). 
Người dân từ sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ, lẻ đã chuyển sang thâm canh quy mô lớn, tập trung, hình thành các vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa lớn. Đặc biệt, trong một hai năm trở lại đây, đã có thay đổi lớn theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm. 
Nhất là việc áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic (hữu cơ)… đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm, áp dụng ngày một nhiều. Yên Bái đã phát triển 10 sản phẩm đặc sản: lúa nếp Tú Lệ, bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, sơn tra, chè Shan hữu cơ, gà đen đặc sản vùng cao, lợn bản địa, vịt bầu Lâm Thượng, quế hữu cơ, cây dược liệu theo tiêu chuẩn "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”. 
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thổ sản của tỉnh sang các nước thành viên CPTPP và EVFTA hiện nay rất hạn chế. Một số sản phẩm xuất sang thị trường CPTPP và EVFTA hầu hết là đang ở sản phẩm chế biến thô. Các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản... thị trường các nước nhập khẩu hầu hết phải đóng cửa và hạn chế nhập khẩu do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp. Năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 164,2 triệu USD, bằng 78,19% so với kế hoạch và bằng 96,25% so với cùng kỳ năm 2019. 
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: quặng và khoáng sản khác (quặng sắt, quặng Graphite, đá CaC03, đá Block, đá xẻ); hàng rau quả, chè, sắn, các sản phẩm từ sắn; chất dẻo (plastic) nguyên liệu; gỗ, sản phẩm từ gỗ; giấy và các sản phẩm từ giấy; hàng dệt may; sản phẩm gốm, sứ; tinh dầu quế...
Để thực hiện và tham gia vào CPTPP và EVFTA và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP và các nước thành viên EU, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp và nhân dân. 
Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường các nước CPTPP, EVFTA, các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định. Tỉnh đã xây dựng cuốn sách "Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu của tỉnh Yên Bái”; tổ chức tuyên truyền trong các buổi gặp mặt doanh nghiệp của tỉnh thường niên hàng tháng. 
Ngoài ra, cán bộ, công chức viên chức, doanh nghiệp của tỉnh còn tham gia các hội nghị trực tuyến do các bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức như: phổ biến về các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA... Công tác xây dựng pháp luật, thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...
Với cách thức triển khai như vậy, Yên Bái đã sẵn sàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có khả năng xâm nhập vào thị trường các nước thành viên CPTPP và EVFTA, nhất là các sản phẩm mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế như: khoáng sản (các sản phẩm như đá CaCO3 bột, hạt); các mặt hàng nông, lâm sản: chè, quế vỏ, tinh dầu quế, tinh bột sắn, gỗ ván ép, ghép thanh, đũa gỗ...
Thanh Phúc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw