Cát Thịnh: Phát huy hiệu quả các công trình nước sạch

Trong năm 2020, 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn lần lượt được đưa vào sử dụng, cung cấp nước sạch cho trên 900 hộ dân, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch toàn xã lên 40%.
Trên địa bàn xã Cát Thịnh hiện nay có 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung gồm các công trình: Ngã Ba - Đá Gân, Khe Đắc, Ba Khe - Văn Hưng và Vực Tuần với tổng vốn đầu tư 12,1 tỷ đồng. Các công trình này đều đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho gần 4.000 người ở 8/17 thôn. 
Là một trong những hộ dân được thụ hưởng từ công trình nước sinh hoạt tập trung, ông Nguyễn Văn Toản ở thôn Ngã Ba chia sẻ: "Trước đây, công trình cấp nước sinh hoạt cũ bị xuống cấp, nhiều lúc nước đục hoặc lúc có lúc không, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Nhưng một năm nay công trình đã được xây dựng lại, bảo đảm nước sạch và cung cấp thường xuyên. Có gì hỏng hóc có thể trao đổi với thành viên tổ quản lý, vận hành để tìm hướng khắc phục. Chi phí cũng được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật tư, thiết bị như: ống dẫn nước, van, đồng hồ đo đến tận nhà”. 
Để các công trình cấp nước phát huy hiệu quả, xã Cát Thịnh đã thành lập Ban Quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã và 4 tổ vận hành, quản lý công trình. Mỗi tổ gồm 3 người có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình, kiểm tra hệ thống dẫn nước, đo chỉ số đồng hồ nước hàng tháng.
Ông Nguyễn Duy Hiệp - Tổ trưởng Tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung Ngã Ba - Đá Gân cho biết: "Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung Ngã Ba - Đá Gân gồm đập thu nước đầu nguồn, bể lọc thô có thể chứa đến 75m3 nước, 3 bom lọc và 1 bể lọc tinh. Hàng tuần, chúng tôi bố trí nhân lực tiến hành xả đáy bể lọc thô, sục rửa 3 quả bom lọc hoặc tiến hành thau rửa toàn bộ công trình ngay sau khi có mưa lớn hoặc lũ, đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân”.
Trước khi các công trình đi vào sử dụng, xã đã tổ chức họp các thôn được thụ hưởng từ công trình để thống nhất xây dựng quy chế phối hợp quản lý công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn. Theo đó, nhân dân đã thống nhất chi trả 2.000 đồng/m3 nước. Toàn bộ khoản thu này sẽ do tổ quản lý vận hành cấp thôn thu từ nhân dân và nộp lại cho Ban Quản lý công trình xã. Ban Quản lý sẽ cân đối, trích lại 50% cho các tổ quản lý, vận hành. Số tiền còn lại được dùng để thay thế và bổ sung vật liệu lọc, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống điện, đảm bảo các công trình được vận hành liên tục, không bị gián đoạn việc cung cấp nước sạch cho nhân dân. 
Hàng năm, các tổ cũng định kỳ lấy mẫu để gửi phân tích, đánh giá chất lượng nước tại các công trình hoặc đột xuất khi có yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cấp nước theo quy định. Với mô hình quản lý, vận hành này, người dân đã tin tưởng nên ngày càng có nhiều hộ dân đăng ký đấu nối để được sử dụng nước sạch. 
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết: "Xã đang từng bước mở rộng địa bàn, nâng số lượng các hộ gia đình được cấp nước sạch lên trên 50%, duy trì đảm bảo chất lượng nước cấp. Xã đã tiến hành rà soát số hộ chưa đấu nối sử dụng nước để tuyên truyền, vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình tháo gỡ khó khăn trong quá trình đấu nối, sử dụng nguồn nước. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe nhân dân, từ đó, hình thành ý thức sử dụng và bảo vệ các công trình này”.
Hoài Anh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw