Bản Công kiểm soát chặt lửa rừng

Những năm trước, vào mùa khô, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu thường để xảy ra cháy rừng với mức độ khác nhau. Nhờ bám địa bàn, chủ động hướng dẫn nhân dân phát dọn thực bì, cách đốt nương gieo trồng đúng quy định nên từ đầu năm tới nay, trên địa bàn không xảy ra cháy rừng.
Kiểm lâm viên Nguyễn Duy Sơn phụ trách địa bàn xã Bản Công cho biết, toàn xã có trên 7.146 ha rừng, trong đó có trên 5.186 ha rừng phòng hộ. Phần lớn diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn nằm xa nơi dân cư, gần các bãi chăn thả gia súc tại các vùng giáp ranh nên gây khó khăn trong việc quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Đặc biệt, do áp lực về lương thực, một phần vì tập quán canh tác nương rẫy nên nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn rất cao. 
Theo thống kê, các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã Bản Công những năm qua, chủ yếu do người dân đốt bãi chăn thả, sản xuất nương rẫy để cháy lan vào khu rừng bên cạnh. Để hạn chế cháy rừng, ngay từ đầu tháng 10 hàng năm, xã đã lên kế hoạch PCCCR. 
Cụ thể, xã đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR gồm 31 thành viên; có kế hoạch phân công các thành viên xuống thôn bản cùng cơ sở chỉ đạo công tác PCCCR, nhất là các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. 
Ở 5 thôn, bản trong xã đều có tổ, đội PCCCR với 77 người tham gia; phối hợp với lực lượng kiểm lâm xây dựng các phương án PCCCR bảo đảm sát và hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền xã lồng ghép công tác tuyên truyền về trách nhiệm PCCCR của người dân trong các cuộc họp thôn, bản; tiến hành ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đến tất cả các hộ dân, đồng thời hướng dẫn người dân cách phát nương, dọn thực bì và làm đường ranh cản lửa phòng khi đốt nương cháy lan vào rừng.
Ông Giàng A Chư - Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết thêm: "Bắt đầu từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4 hằng năm là thời gian cao điểm người dân sản xuất trên nương, chuẩn bị đất gieo vụ mới nên thường hay xảy ra cháy rừng. Do đó, để hạn chế cháy rừng vào tháng 11, 12 hàng năm, chúng tôi phối hợp với cán bộ kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu thống kê diện tích nương rẫy gần rừng, hướng dẫn cho bà con cách đốt nương để tránh lây lan vào rừng. 
Đồng thời, quy định tất cả các hộ khi đốt nương rẫy phải báo cho trưởng thôn và kiểm lâm địa bàn biết ngày giờ đốt để kiểm soát. Vào các ngày cao điểm nắng nóng, xã thường xuyên phát các bản tin cảnh báo cháy rừng trên loa truyền thanh xã. Đồng thời mỗi thôn bản đều cử các tổ, đội bảo vệ rừng, PCCCR thay phiên nhau gác rừng”.  
Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR, nên 3 năm trở lại đây trên địa bàn không còn để xảy ra tình trạng cháy rừng. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất của người dân lớn nên tình trạng làm nương rẫy nằm xen kẽ với rừng nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. 
Ông Giàng A Chư - Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: "Để hạn chế cháy rừng, trong thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR; phối hợp với lực lượng kiểm lâm rà soát diện tích nương rẫy, lên danh sách số hộ sản xuất nương rẫy và hướng dẫn cho bà con cách đốt nương để tránh lây lan vào rừng; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ rừng, các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện các phương án PCCCR.
Chỉ đạo các tổ, đội nhận khoán bảo vệ rừng phối hợp với kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhằm ngăn chặn việc phá rừng, phát lấn vào rừng để sản xuất nương rẫy trái phép. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa cây sơn tra vào trồng dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt vừa góp phần làm giàu vốn rừng vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ đó giảm thiểu tình trạng phát phá rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra”. 
Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw