Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Dịch có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Hiện dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng số hơn 230.000 con lợn bị buộc tiêu hủy, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, và chiếm khoảng 0,8% tổng đàn.
Để công tác phòng, chống, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn vào dịp Tết Nguyên đán, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống DTLCP.
Với tư cách là cơ quan đầu mối, trực tiếp xử lý DTLCP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 5 nhiệm vụ cụ thể. Một là, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống DTLCP; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan diện rộng.
Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tập trung thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” ban hành kèm Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng; khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt các dự án ưu tiên; duy trì, tăng cường hệ thống tổ chức của Cục Thú y theo Điều 6 Luật Thú y, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ và Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống DTLCP.
Song song với giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị 32/CT-TTg cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống DTLCP.
Cụ thể: Xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch.
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, đoàn công tác các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tại tuyến cơ sở.
Chỉ đạo lực lượng chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển, xuất phát từ các nước có DTLCP nhập cảnh vào Việt Nam; tuyên truyền, vận động người dân không tham gia buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn nhập lậu; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn trên địa bàn; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nhằm ngăn nguy cơ dịch tái phát, lây lan.
Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống quản lý chuyên ngành thú y các cấp, nhất là cấp huyện, xã theo Luật Thú y, chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng để bảo đảm nguồn lực chống dịch kịp thời, hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền, bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của DTLCP, nguy cơ dịch tái phát, lây lan và các biện pháp phòng, chống.
Nhằm xử lý triệt để tình trạng vận chuyển lợn trái phép, Chỉ thị 32/CT-TTg lưu ý vai trò của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) và Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tổ chức này tăng cường tuần tra, kiểm soát với nhóm đối tượng vận chuyển trái phép.
Ngoài ra, Bộ Công an được yêu cầu theo dõi tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường cung cấp thông tin về tình hình dịch, và đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống để người dân không hoang mang. Bộ Tài chính bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.
(Theo Nhân dân)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw