Viễn Sơn phát triển vùng quế hữu cơ

Những năm qua, nông dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã phát triển vùng quế theo hướng hữu cơ, không những nâng cao giá trị cây quế, tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định mà còn bảo vệ môi trường sống.
Là một thanh niên trẻ tuổi, song Nguyễn Thế Xuyên ở thôn Khe Dứa đã có trên 5 ha quế 8 năm tuổi. Toàn bộ diện tích này đều được Xuyên trồng theo hướng hữu cơ, tức là không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc diệt cỏ hay bất cứ hóa chất nào. 
Theo Xuyên, trồng quế mất công nhất là công đoạn phát cỏ, vì phải làm thủ công. 3 năm đầu, mỗi năm phải làm cỏ 3 lần. Từ năm thứ 3 trở lên thì 1 lần mỗi năm. Nhóm thanh niên trong thôn của Xuyên cũng đã tập hợp, thành lập một đội trên 10 người để đến thời điểm phát cỏ thì cùng nhau làm, không phải thuê lao động, giảm chi phí. 
Xuyên chia sẻ: "Tuy chưa được cấp giấy chứng nhận về sản xuất hữu cơ, nhưng tôi tự mình sản xuất theo tư duy hữu cơ. Trồng theo cách này, tuy mất công mất sức, thời gian thu hoạch kéo dài hơn nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích. Quế bán được giá hơn, lại bán được toàn bộ các bộ phận của cây quế từ thân, vỏ, lá… Với 5 ha quế, tuy chưa đến đúng thời điểm thu hoạch nhưng tỉa lá, tỉa cây từ năm thứ 5, thứ 6 cũng đã cho gia đình tôi thu nhập 300 triệu đồng, dự kiến 10 năm nữa sẽ thu được 3 tỷ đồng”. 
Xác định quế là cây kinh tế chủ lực, mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, xã Viễn Sơn luôn khuyến khích người dân mở rộng diện tích quế cũng như thay đổi tập quán canh tác theo hướng hữu cơ. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 2.600 ha đất trồng quế thì có trên 70% diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập khá cho nhân dân. Năm 2021, khai thác quế vỏ cả năm dự ước đạt 700 tấn, giá trị đạt 35 tỷ đồng; lá quế đạt 6.000 tấn, trị giá 9 tỷ đồng; ươm quế giống trị giá 5 tỷ đồng… 
Cùng với việc không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ cỏ, 500 ha trồng quế hữu cơ của 53 hộ dân ở Viễn Sơn còn được liên kết thêm canh tác nông nghiệp bền vững, tức là trồng quế hữu cơ kết hợp với bảo vệ môi trường từ năm 2020. 
Là một trong 53 hộ này, anh Trần Văn Tráng - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất và Kinh doanh tổng hợp CQ chia sẻ: "Chúng tôi đã được hướng dẫn để thu gom, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp ở khu vực sản xuất và khu vực xung quanh nhà ở, trồng đa dạng cây trên đất; từ đó, bảo vệ đa dạng sinh học. Bản thân tôi cũng vừa là người trồng vừa là người thu mua quế hữu cơ để xuất sang thị trường Nhật Bản, tôi thấy, người trồng quế hiện nay đã thay đổi nhận thức trong canh tác quế để nâng cao giá trị sản phẩm. Bình quân những năm trước dịch Covid-19, doanh nghiệp của tôi thu mua khoảng 300 tấn quế, doanh thu đạt 17 tỷ đồng”.
Từ trồng quế, nhiều hộ dân ở Viễn Sơn đã phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Vừa qua, xã đặc biệt khó khăn Viễn Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, hộ nghèo chỉ còn chiếm 6,33%, hộ cận nghèo chiếm 3,17%, thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/người/năm. 
Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: Để nâng cao giá trị cây quế, tạo thương hiệu và phát triển bền vững, xã tiếp tục tuyên truyền bà con thay đổi thói quen chăm sóc cây quế từ phun thuốc cỏ, bón phân hóa học sang phát cỏ thủ công và không bón phân hóa học các loại, hướng đến xây dựng vùng sản xuất quế an toàn, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó, phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức ký hợp đồng với người dân thực hiện xây dựng vùng sản xuất quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Hiện, trên địa bàn xã có 1 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ giữa Công ty TNHH OLAM Việt Nam với 23 hộ dân, diện tích là 112,7 ha. 
Hoài Anh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

fb yt zl tw