Điện lực Trấn Yên tích cực chuyển đổi số

Thực hiện chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “Chuyển đổi số”, Điện lực Trấn Yên đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mang đến tiện ích tốt nhất cho khách hàng.
Hiện, Điện lực Trấn Yên đang quản lý và vận hành 198 trạm biến áp (TBA) cùng 274 km đường dây trung thế, 446 km đường dây hạ thế; cung cấp điện cho trên 27.000 khách hàng trong toàn huyện. 
Ông Nguyễn Xuân Thủy - Giám đốc Điện lực Trấn Yên cho biết: "Đơn vị tích cực áp dụng các giải pháp triển khai cấp điện hiện trường và đổi mới quy định nội bộ để rút ngắn thời gian cấp điện mới. Đặc biệt, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị và phần mềm khảo sát cấp điện hiện trường cho cán bộ khảo sát lắp đặt”. 
Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNNPC để giải quyết các yêu cầu của khách hàng với việc tiếp nhận và xử lý gần 2.986 yêu cầu thông qua các kênh giao tiếp như: Tổng đài Chăm sóc khách hàng, Website, Zalo, Email… kịp thời hoàn thành 100% yêu cầu của khách hàng thuộc các loại dịch vụ. Đơn vị đã kịp thời xử lý những sự cố bất ngờ, đảm bảo giải quyết tốt công tác chăm sóc khách hàng. 
Ngay từ năm 2019, Điện lực Trấn Yên đã triển khai cung cấp hợp đồng điện tử và các dịch vụ điện mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, cung cấp 14 dịch vụ điện tử cấp điện mới và dịch vụ trong quá trình sử dụng điện như: Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, thanh lý hợp đồng mua bán điện, thay đổi thông tin khách hàng… Đơn vị hiện có tỷ lệ giao dịch trực tuyến đạt trên 90%; trên 10.000 khách hàng thanh toán tiền điện và các dịch vụ điện không dùng tiền mặt. 
Tính đến hết ngày 30/11, Điện lực Trấn Yên đã hoàn thành thu thập tọa độ cột lưới điện hạ áp của tất cả các TBA công cộng và chuyên dùng; 100% thông tin khách hàng được thu thập, chuẩn hóa theo mã cột hạ áp và cập nhật lên Chương trình Quản lý thông tin khách hàng (CMIS) góp phần phục vụ cho công tác quản lý kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. 
Trên cơ sở các dữ liệu của Chương trình CMIS, đơn vị nhanh chóng xác định rõ vị trí, tọa độ và địa chỉ khách hàng để tiến hành khắc phục sự cố, giải quyết thắc mắc dịch vụ, nhanh chóng sửa chữa kịp thời.
Cùng đó, Điện lực Trấn Yên còn khai thác, ứng dụng hiệu quả các phần mềm kiểm soát hệ thống lưới điện, hình ảnh (PMIS, OMS, ECP…); phần mềm theo dõi và quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên (HRMS), quản lý tài chính và vật tư (MMIS), hệ thống văn phòng điện tử Eoffice 3.0. 
Có thể thấy chuyển đổi số không chỉ là chuyển từ giấy tờ sang số hóa lưu trữ trên máy vi tính mà còn là tác nghiệp trên môi trường số với 3 nền tảng chính là: Con người, công nghệ và quy trình, mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển bền vững của ngành điện. Nhờ ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác vận hành và kinh doanh dịch vụ, Điện lực Trấn Yên đã từng bước hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh mà Công ty Điện lực Yên Bái giao trong năm 2021. 
Bên cạnh đó, các quy trình quản lý, báo cáo, phối hợp công việc giữa các đơn vị được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn giúp tối ưu năng suất làm việc của nhân viên; khách hàng dễ dàng tự tra cứu các thông tin hợp đồng mua bán điện, tra chỉ số công tơ và hóa đơn tiền điện trực tuyến. Điện lực Trấn Yên đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số các dịch vụ chăm sóc khách hàng; thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp; bảo đảm chính xác, minh bạch, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng.
Bùi Minh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw