Nông nghiệp, nông thôn Yên Bái diện sắc mới

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 gây tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng, song ngành nông nghiệp Yên Bái vẫn tăng trưởng và đang đóng góp quan trọng vào nền kinh tế - xã hội của tỉnh…
Điểm sáng trong gian khó
Năm 2021 khu vực nông nghiệp, nông thôn Yên Bái triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn và nhiều thách thức. Đó là, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng - tiêu thụ nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh. Không chỉ vậy, dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phưc tạp; giá đầu vào vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi lại cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp. 
Trước thực trạng trên, bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thích ứng tốt với những diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như thị trường. Nhờ đó, khu vực nông nghiệp nông thôn Yên Bái vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện, đảm bảo tiến độ kế hoạch và kịch bản tăng trưởng đề ra. 
Theo Cục Thống kê, năm 2021, tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt 5,36%, đóng góp 23,17% vào mức tăng chung của nền kinh tế, đứng thứ 4 trong 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. 
Không chỉ vượt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng mà các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch như: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn, đạt 101,82% kế hoạch tăng 0,62% so với cùng kỳ; tổng đàn gia súc chính ước đạt 752.500 con, đạt 100% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 66.049 tấn, đạt 113,8% kế hoạch; sản lượng vỏ quế khô ước đạt 18.820 tấn, đạt 104,56% kế hoạch... 
Từ đó, không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống mà còn phục vụ xuất khẩu. Năm 2021 cũng ghi dấu ấn của ngành trong điều hành chuỗi sản xuất, chế biến và đặc biệt là trong tiêu thụ nông sản.  
Cụ thể, đã phối hợp với các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất chế biến; tháo gỡ khó khăn về lưu thông mà còn hỗ trợ, đào tạo nông dân, nhà sản xuất đẩy mạnh phân phối hàng hóa nông sản trên nền các sàn thương mại điện tử lớn như: Alibaba.com; Sendo; Voso, Postmart... 
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn lực hỗ trợ trung ương còn hạn chế, song chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn tiếp tục lan tỏa, nhiều xã vẫn tiếp tục cán đích nông thôn mới, nhiều địa phương hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. 
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ, nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức triển khai, giúp các chủ thể thích ứng hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 104 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. 
Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88 xã/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong khó khăn dịch bệnh, những thành quả này trở thành dấu ấn của ngành nông nghiệp, góp phần quan trọng để nền kinh tế chung của tỉnh giữ được mức tăng trưởng 7,11%.
Tiếp tục cơ cấu ngành toàn diện
Với đặc thù 85% diện tích đất nông nghiệp, 80% dân số và gần 60% lao động sống tại khu vực nông thôn, tỉnh luôn xác định nông nghiệp là nền tảng phát triển, là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong trường hợp xuất hiện đại dịch như hiện nay. 
Để ngành nông nghiệp tiếp tục đảm trách vai trò trụ đỡ bền vững, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, thiết thực và hiệu quả, chuyển dần tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp hướng tới mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”. 
Theo đó, năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo từng lĩnh vực và nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, ngành  phát triển sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn gắn với đẩy mạnh thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, phát huy lợi thế so sánh của sản phẩm và lợi thế vùng, miền. 
Đồng thời, phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, cấp mã số được vùng trồng, mã vạch sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP... gắn với các khu, cụm công nghiệp chế biến và hệ thống vận chuyển, kho bãi, tiêu thụ; nghiên cứu, mở rộng quy mô các sản phẩm mới, có chất lượng, giá trị gia tăng cao. 
Trong lĩnh vực chăn nuôi, khuyến khích chăn nuôi hàng hóa tập trung ở vùng thấp theo hướng thu hút các nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, kết hợp với chăn nuôi quy mô bán công nghiệp, trang trại, gia trai, an toàn sinh học, gắn với thu mua, giết mổ tập trung, chế biến; phát triển chăn nuôi đặc sản theo hình thức trang trại ở vùng cao. 
Cùng đó, Yên Bái phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; phát triển trồng rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ FSC và lâm sản ngoài gỗ gắn với chế biến sâu phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh tập trung vào các sản phẩm có lợi thế, tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất; mở rộng các mô hình, dự án liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP có chất lượng, giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh trên thị trường. 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp sẽ triển khai hiệu quả mô hình chợ nông sản 4.0, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm OCOP. Cùng đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu một cách đồng bộ, vững chắc, đặc biệt xây dựng nông thôn mới ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw