Yên Bái: Tầm nhìn chiến lược tạo động lực phát triển mới

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác năm 2014 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Yên Bái. Từ đây, nhiều công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc đã, đang được triển khai xây dựng. Tầm nhìn chiến lược đó đã tạo nên những động lực phát triển mới cho tỉnh Yên Bái.
Những ngày đầu xuân Nhâm Dần, đi trên những con đường, cây cầu tràn ngập sắc màu mới thấy thêm tự hào, mến yêu quê hương Yên Bái. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh luôn xác định phát triển cơ sở hạ tầng; trong đó, có hạ tầng giao thông là một trong những đột phá chiến lược. 
Từ quan điểm đó, tỉnh đã ưu tiên lồng ghép, tận dụng các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông với trung tâm kết nối là đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Điểm nhấn trong "mắt xích” kết nối đó đầu tiên phải kể đến tuyến đường Âu Cơ nối trung tâm thành phố với nút giao IC12, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, với tổng chiều dài hơn 10 km, gồm 4 làn xe chạy đạt tiêu chuẩn đường cấp II. 
Tuyến đường này đã mở ra cơ hội mới, tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, tạo lợi thế liên kết vùng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. 
Cùng với đường Âu Cơ, thời gian qua, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm kết nối các địa phương, khu vực trong tỉnh với cao tốc Nội Bài - Lào Cai cũng được tỉnh Yên Bái đầu tư, xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng, đó là đường nối quốc lộ 32C, đường nối xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. 
Trong đó, đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài 15,4 km và tuyến chính dài 11,4 km, tuyến nhánh dài 4 km được thiết kế theo quy mô xây dựng đường đô thị với 4 làn xe chạy, có dải phân cách giữa giao cắt với cầu Tuần Quán, đường Âu Cơ tạo thuận lợi cho việc phát triển thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên sang phía hữu ngạn sông Hồng; đồng thời, là động lực thu hút đầu tư, xây dựng các khu đô thị mới, trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trung tâm hành chính và khu công nghiệp tại các xã, phường thuộc hữu ngạn sông Hồng. 
Đi trong hương sắc mùa xuân và xuôi ngược trên những con đường hiện đại, khang trang đó, lại càng phấn khởi, tự hào khi hàng loạt cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong mỏi của hàng trăm nghìn người dân, mở ra cơ hội thông thương, phát triển mới. 
Đó là cầu Bách Lẫm với kỹ thuật dây văng, cầu Tuần Quán uốn cong nối đôi bờ, tạo thành "song long” đưa thành phố hai bên sông bước sang một giai đoạn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Rồi kia là cầu Cổ Phúc đang nhộn nhịp người xe qua lại trong cờ hoa, băng rôn đỏ tươi bay trong gió. Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh nhưng lại là cây cầu được người dân huyện Trấn Yên mong đợi suốt nhiều thập kỷ qua. 
Ông Đỗ Việt Bách - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh cho biết: "Đến nay, toàn tỉnh có 22 tuyến đường, công trình cầu có tính kết nối vùng, liên vùng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã và đang triển khai đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện, đồng bộ mạng lưới giao thông của tỉnh. Qua đó, góp phần đẩy mạnh liên kết các vùng, miền trong tỉnh, kết nối Yên Bái với các tỉnh trong vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.
Một mùa xuân mới đã về với bao niềm vui và kỳ vọng. Trong đó, người dân Yên Bái, nhất là ở các huyện, thị miền Tây sẽ nhân đôi niềm vui khi tuyến đường nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, chiều dài trên 54 km được triển khai xây dựng. Trong đó, điểm đầu tại nút giao IC14, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã An Thịnh, huyện Văn Yên, điểm cuối giao với quốc lộ 32, địa phận thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn. 
Ông Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn chia sẻ: "Khi tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực phía Tây tỉnh với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đồng thời, kết hợp với các tuyến đường địa phương tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị phía Tây của tỉnh”. 
Được biết, cùng với những công trình đã được đầu tư, xây dựng, hiện nay, tỉnh đang tích cực phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải và các địa phương để triển khai các dự án giao thông kết nối vùng, liên vùng. Theo đó, Dự án xây dựng đường kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư trên 8.700 tỷ đồng và chiều dài trên 83 km cũng sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới. 
Trong đó, điểm đầu tuyến giao với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, địa phận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; điểm cuối giao với quốc lộ 2, thuộc địa phận thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Rồi đây, tuyến đường này sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ Hà Giang và các địa phương khác trong khu vực về thủ đô Hà Nội.
Tầm nhìn chiến lược trong đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đã và đang tạo nên các "mắt xích” quan trọng để liên kết các vùng, miền trong tỉnh, kết nối Yên Bái với các tỉnh trong vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, góp phần đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong năm 2025.
Hùng Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện 30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Dù đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chủ quan, làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng trong mùa mưa bão.

fb yt zl tw