Tết vui OCOP

Khác mọi năm, nếu như chuẩn bị khá nhiều bánh kẹo ngoại để chúc tết họ hàng, anh em đôi bên nội ngoại thì chị Nguyễn Thị Hòa ở tổ dân phố số 8, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã chuyển sang mua nhiều đồ nông sản địa phương và bánh kẹo của các hãng trong nước.
Các mặt hàng được chị Hòa lựa chọn là gạo tẻ Chiêm hương, gạo nếp Tú Lệ, gạo Séng cù Mường Lò, miến đao Giới Phiên, chè Shan tuyết Suối Giàng… Theo chị Hòa, đây là một quá trình rất đáng ghi nhận, vui mừng và tự hào, nhất là với các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt chuẩn OCOP của tỉnh Yên Bái và các địa phương trong cả nước. 
"Chỉ mới vài năm trước thôi, người tiêu dùng rất khó tiếp cận các kênh bán sản phẩm hàng nông sản có chất lượng của tỉnh, của huyện. Vậy mà bây giờ thì khác hẳn, điểm bán hàng giới thiệu sản phẩm OCOP với khá nhiều mặt hàng đã giúp chúng tôi có thể thoải mái lựa chọn. Là người dân Yên Bái, là người dân Việt Nam, tôi nghĩ rằng ai cũng mong được sử dụng các sản phẩm do chính các nhà sản xuất trong nước, trong tỉnh làm ra”, chị Nguyễn Thị Hòa cho biết. 
Cũng có chung suy nghĩ ấy, bà Nguyễn Thị Yến ở tổ 7, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái chọn mua 10 kg gạo nếp Tú Lệ, 10 kg gạo Séng cù Mường Lò, 1 kg chè Bát tiên để làm quà biếu gia đình ông bà thông gia ở Hà Nội dịp tết này. 
Bà Yến nói rằng, trước đây, mỗi lần tết đến thì phải suy nghĩ nhiều để xem biếu thông gia quà gì. Ông bà thông gia gửi nhiều đồ ngon, vật lạ biếu tết mình, còn mình thì khó mà so nổi với thủ đô chả thiếu bất cứ đặc sản gì. Vài năm trở lại đây, các cửa hàng giới thiệu và bán đặc sản của Yên Bái, trong đó có các sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc sản các vùng miền cả nước đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng được biết đến, được dùng các sản phẩm chất lượng. 
Vì thế, biếu thông gia những sản phẩm OCOP của Yên Bái, bà Yến vừa thấy vui lại vừa rất tự hào: "Tất nhiên là trước khi mua biếu, tôi đã từng ăn thử gạo, uống thử chè. Thấy chất lượng rất ổn nên tôi quyết định mua làm quà biếu. Từ nay, tôi không phải suy nghĩ nhiều về việc chọn quà như trước nữa rồi, cứ tìm OCOP mà mua thôi”. 
Tết vui OCOP ảnh 1
Người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm tại một gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, đặc sản, sản vật địa phương phục vụ nhân dân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. 
Chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm hàng tết, bà Hoàng Thị Sơn - chủ cửa hàng Đức Sơn ở chợ Đồng Tâm, thành phố Yên Bái khẳng định: "Đúng là người tiêu dùng đã ngày càng thay đổi cách lựa chọn hàng tết. Năm nay, cửa hàng tôi tiêu thụ lượng khá lớn gạo nếp, gạo tẻ, chè, miến, măng… là sản phẩm OCOP của tỉnh, các tỉnh trong cả nước. Ngoài gia đình sử dụng thì mọi người làm quà biếu cũng nhiều. Chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá cả hợp lý nên khách hàng ngày càng ưa dùng hơn”. 
Tết Nguyên đán đi qua, người dân Yên Bái đã cùng đón tết cổ truyền an vui, lành mạnh, tiết kiệm. Các đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái, của các vùng miền cả nước đã dần có mặt nhiều hơn trong mỗi gia đình. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, các gian hàng bán sản phẩm OCOP những ngày trước tết đã thật sự kết nối người sản xuất, người tiêu dùng trong tỉnh ngày càng đến gần với nhau. 
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mang lại những điều và hiệu quả thiết thực, không những góp phần thúc đẩy sản xuất trong tỉnh, trong nước phát triển mà còn khơi dậy niềm tự hào, yêu mến của mỗi công dân Yên Bái đối với quê hương, đất nước. Điều này càng khẳng định giá trị OCOP nói chung, OCOP Yên Bái nói riêng như chia sẻ của ông Đàm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thái Sơn, huyện Lục Yên tại một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp: "Dán nhãn OCOP chính là dán trách nhiệm của Hợp tác xã. Sản phẩm OCOP không phải của riêng Hợp tác xã mà còn là uy tín của địa phương, của tỉnh”. 
Nguyễn Thơm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw