Yên Bái thêm nhà máy thủy điện thứ hai trên sông Chảy

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 với công suất lắp máy 18,9MW sẽ được xây dựng trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình trong thời gian tới.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 972/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, Công ty cổphần thủy điện Thác Bà 2 là chủ đầu tư công trình này. 

Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 được xây dựng cách Nhà máy thủy điện Thác Bà hiện tại khoảng 7km về phía hạ lưu (xã Hán Đà,huyện Yên Bình). Nhà máy có quy mô dâng nước cao nhất phát điện ở mức 23 mét, côngsuất thiết kế 18,9MW.

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 576 tỷ đồng (giá trị năm 2020), sử dụng diện tích đất khoảng 153 ha thuộcđịa bàn thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Yên Bình, Vĩnh Kiên của huyện Yên Bìnhvà xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 cung cấp sản lượng điện khoảng 51.600.000 KWh/năm. Ngoài mục đích sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, Dự án sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngườilao động và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.

Dự án dự kiến sẽ được khởi công xây dựng đúng vào dịp kỷ niệm75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình, tháng 6/2022.

Minh Quang

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

fb yt zl tw