Bản Khinh xóa nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

Đến nay, thôn Bản Khinh có 7 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi cây trồng. Việc chuyển đổi này đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân.
Những ngày này, gia đình chị Lò Thị Thắm đang bước vào vụ thu hoạch dưa lê, dưa bở. Là một trong những hộ đầu tiên của thôn Bản Khinh mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích 1.200 m2 ruộng kém hiệu quả sang trồng dưa lê, dưa bở. 
Qua hơn 4 năm thực hiện, chị Thắm thấy hiệu quả kinh tế thay đổi rõ rệt, bởi theo chị so với trồng lúa, trồng dưa lê, dưa bở không tốn nhiều công chăm sóc, tiết kiệm chi phí, giá bán ổn định và một năm có thể trồng 3 vụ, thời gian thu hoạch chỉ từ 1 - 2 tuần là xong. Vì vậy, gia đình chị có thể tranh thủ được thời gian làm thêm công việc khác. 
Gia đình chị Hoàng Thị Thủy, trước năm 2019, với 2.000 m2 đất ruộng chỉ sản xuất lúa 2 vụ và cây ngô vụ đông. Từ khi được thôn tuyên truyền, vận động; gia đình chị đã chuyển sang trồng dưa hấu. Qua 2 năm trồng dưa, chị Thủy thấy trồng dưa hấu không kén đất, dễ chăm sóc, thời gian từ trồng đến thu hoạch chỉ kéo dài hơn 3 tháng… nên hiệu quả kinh tế khá cao. 
Nhờ đó, chị Thủy thoát nghèo và con cái được học hành chu đáo. Cũng lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng để nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo, vụ đông xuân năm 2019 - 2020, gia đình anh Lý Văn Lập đã chuyển đổi toàn bộ diện tích 1.200 m2 đất ruộng sang trồng ớt jalappeno (ớt màu xanh) và ớt Banana (màu vàng). 
Đến nay, qua 7 lứa ớt đã thu hoạch, với giá bán trung bình 5.000 - 7.000 đồng/kg đã cho gia đình anh Lập thu nhập hàng trăm triệu đồng. Theo anh Lập, so với trồng lúa thì trồng ớt không tốn nhiều công chăm sóc; chi phí giống, phân bón ít, nên có lãi cao hơn.  
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng kém hiệu quả, bằng những loại cây con giống có chất lượng, năng suất, phù hợp với đồng đất đang được nông dân thôn Bản Khinh, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ thực hiện nhiều năm nay. Qua đó, giúp nông dân dần thay đổi tập quán sản xuất, xóa đói giảm nghèo. 
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở thôn Bản Khinh đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu khác; trong đó, chủ yếu là cây dưa lê, dưa hấu, dưa bở, ớt xuất khẩu… 
Nhờ đó, đến nay, thôn đã có 7 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi cây trồng. Từ việc chuyển đổi này, đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân và đến nay, toàn thôn chỉ còn 17 hộ nghèo, số hộ khá, giàu chiếm hơn 30%… 
Có thể thấy, những kết quả bước đầu đạt được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở thôn Bản Khinh là rất đáng khích lệ, khẳng định chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khai thác, tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã Thanh Lương đạt xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Thùy Hương - Xuân Thắng (Trung tâm TT&VH thị xã Nghĩa Lộ)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw