Sau khi rà soát, Bộ Công Thương dự kiến điện gió trên bờ tăng thêm 700 MW tại miền Bắc để tận dụng tiềm năng gió tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
|
Điện gió miền Bắc được ưu tiên phát triển.
|
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết: Hiện nay công suất điện gió đang vận hành là 4.126 MW. Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi. Tại Tờ trình 4967/TTr-BCT ngày 18/8/2021, dự kiến năm 2030 công suất điện gió trên bờ lên đến 16.121 MW, điện gió ngoài khơi là 7.000 MW (riêng miền Bắc 4.000 MW).
Sau khi rà soát, Bộ Công Thương dự kiến điện gió trên bờ tăng thêm 700 MW tại miền Bắc để tận dụng tiềm năng gió tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nâng công suất điện gió trên bờ miền Bắc lên đến 3.516 MW.
Đối với điện mặt trời, tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 20/8, Tổng thanh tra Chính phủ nêu ý kiến chỉ xem xét đưa vào Quy hoạch điện VIII những dự án đã hoàn thành chưa xác định giá bán điện, đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị và đang triển khai thi công (tổng công suất khoảng 636 MW - chưa có danh sách cụ thể).
Về vấn đề này, Bộ Công Thương thấy rằng các dự án nêu trên (trừ các dự án không thực hiện tiếp) đều đã triển khai trên thực tế ở các giai đoạn khác nhau, đã phát sinh chi phí. Vì vậy, để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư, gây lãng phí tài sản xã hội, có khả năng xảy ra các vấn đề liên quan tới trật tự an ninh xã hội, nguy cơ xuất hiện các điểm nóng tại khu vực đã giao đất dự án, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục phát triển các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng công suất 2.360,42 MW (giảm so với con số đã báo cáo do một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp).
"Trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện dự án nào có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định, nếu vi phạm nghiêm trọng thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật", Bộ Công Thương đưa ra quan điểm.
Về điện mặt trời áp mái, theo Bộ Công Thương, đến hết năm 2020, đã có trên 105.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành với tổng công suất 7.755 MW. Là quốc gia nhiệt đới, tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái ở nước ta còn rất lớn (ước khoảng 48.000 MW). Quy hoạch điện VIII khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và người dân phát triển mạnh điện mặt trời áp mái nhà với mục đích tự sử dụng, không bán vào hệ thống điện quốc gia. Loại hình này không giới hạn quy mô công suất phát triển, không phụ thuộc vào cơ cấu nguồn điện quy hoạch.
(Theo Vietnamnet)
Nghị quyết 69 đã trở thành động lực giúp hàng nghìn hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có thêm nguồn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Là hộ chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, gia đình anh Bùi Ngọc Khánh ở thôn 4, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên luôn xác định áp dụng khoa học, kỹ thuật và an toàn phòng, chống dịch bệnh là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi ổn định.
Với phương châm “lấy rừng nuôi rừng”, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được triển khai ở huyện Mù Cang Chải đã tạo được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân cũng như bảo vệ rừng (BVR) và phát triển rừng bền vững.
Ngày 29-9, Bộ Công thương phối hợp Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp EU (EuroCham) tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU năm 2022 với chủ đề “Việt Nam - EU hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng bền vững”. Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp cho biết, hàng Việt vào EU tăng mạnh, dư địa rất lớn.