Kiến nghị dùng nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đổi mới sách giáo khoa, mua sắm thiết bị dạy học

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc kiến nghị Quốc hội xem xét sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đào tạo phát triển, trong đó có đổi mới sách giáo khoa (SGK). Đồng thời kiến nghị giảm thuế mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, dầu.
Chiều 20/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025.
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất xem xét sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đào tạo phát triển. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông, lĩnh vực y tế. Phần còn lại ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ đào tạo phát triển quan trọng, cấp bách khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Trình Quốc hội cho phép giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, dầu
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng báo cáo Quốc hội cho phép bổ sung 1.707,58 tỷ đồng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 từ nguồn thu từ Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí đang theo dõi tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam; đồng thời bổ sung tương ứng 1.707,58 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển khác của ngân sách trung ương năm 2022 cho mục đích quốc phòng, an ninh để xử lý nguồn tài chính thanh toán chi phí dừng/hủy các hợp đồng dịch vụ (tương ứng 27% quyền lợi tham gia của Tập đoàn dầu khí và Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí) theo Kết luận Bộ Chính trị.
Đặc biệt, trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống của người dân và tăng trưởng kinh tế, trình Quốc hội cho phép giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
Phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với năm 2023 và ổn định cho giai đoạn 2023 - 2025, trên cơ sở sản lượng xăng dầu sản xuất, bán ra trong nước so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường, cụ thể: 60% thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 40% còn lại thực hiện điều tiết 100% về ngân sách Trung ương.
Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng cần tiếp tục thực hiện phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội cho năm 2023 và ổn định trong giai đoạn 2023 - 2025.
Về thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, bố trí 79% cho Bộ Công an và bổ sung có mục tiêu cho từng địa phương để chi cho các lực lượng của địa phương tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tương ứng là 21% số thu phát sinh trên địa bàn của năm trước liền kề năm hiện hành, áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2025./.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023, dự toán thu ngân sách nhà nước là 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,7% GDP, từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP. Trong đó thu nội địa là 1.334,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng thu ngân sách nhà nước; Thu dầu thô là 42 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,6% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 239 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng thu ngân sách nhà nước; Thu viện trợ là 5,5 nghìn tỷ đồng.
Mức dự toán thu ngân sách nhà nước nêu trên là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ở một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw