Người dân thành phố Yên Bái trồng nghệ, thu vàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2022 | 9:44:33 AM

YênBái - Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (Thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng nghệ.

Người dân thu hoạch nghệ tươi.
Người dân thu hoạch nghệ tươi.

Cây nghệ chịu hạn, thích ứng rộng, không chỉ trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước, cho thu nhập cao. Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng cây nghệ.

Đến Trấn Ninh, đâu đâu cũng nhìn thấy nghệ, nhà ít thì 2 - 3 sào, nhà nhiều diện tích đất trồng nghệ lên đến cả mẫu, có những gia đình đã vươn lên làm giàu từ chế biến tinh bột nghệ.

Ông Tạ Văn Túc, một trong những người tiên phong trong mô hình trồng, sản xuất tinh bột nghệ ở thôn Trấn Ninh chia sẻ: "Gia đình tôi trồng nghệ từ năm 2001, lúc đó trong thôn chỉ có 3 - 4 hộ trồng nghệ để bán nghệ tươi ra thị trường. Với diện tích đất đồi, vườn trồng các loại cây như sắn, ngô… cho hiệu quả thấp, tôi đã chuyển sang trồng nghệ. Cây nghệ mang lại thu nhập cho gia đình cao gấp 3 - 4 lần so với các loại cây khác".

Thấy cây nghệ mang lại lợi ích kinh tế cao, ông Túc đã tìm hiểu thêm một số giống nghệ từ các địa phương khác đưa về trồng thử nghiệm như: Nghệ đỏ Hưng Yên, nghệ vàng (nghệ nếp) của các xã ven sông Hồng ở huyện Văn Yên (Yên Bái). Sau thời gian trồng thử nghiệm 2 giống nghệ trên, đã cho năng suất cao, đến nay đã thay thế toàn bộ các giống nghệ bản địa.

Nghệ đỏ Hưng Yên là loại củ to, có màu đỏ nhưng cho ít tinh bột, với 10kg nghệ tươi sau chế biến thu được khoảng 0,3kg tinh bột nên chủ yếu được trồng để bán nghệ tươi và làm bột nghệ thô bán cho các nhà hàng, quán ăn dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn.

Còn cây nghệ vàng (nghệ nếp) củ nhỏ, sai củ, cho hàm lượng tinh bột cao, với 10kg nghệ tươi sau chế biến thu được khoảng 0,6kg tinh bột nguyên chất.


Ông Tạ Văn Túc đang nghiền, sơ chế nghệ tươi. 

Cây nghệ được trồng từ tháng 1- 2 đến khoảng tháng 10 hàng năm, có thể thu hoạch củ tươi để bán cho thương lái. Khoảng háng 11 - 12 nghệ cho hàm lượng tinh bột cao, lúc đó thu hoạch đại trà đem về chế biến sẽ cho tinh bột đạt chất lượng tốt nhất.

"Năm 2021, tôi thu khoảng 13 tấn nghệ tươi, sau khi chế biến thu được 5 tạ tinh bột nghệ nguyên chất, 7 tạ bột thô. Với giá bán 150.000/kg bột thô, 300.000/kg tinh bột nghệ, sau khi trừ hết chi phí tôi thu về khoảng 120 triệu đồng", ông Túc phấn khởi.

Ngoài chế biến tinh bột nghệ của gia đình, hàng năm ông Túc còn đi chế biến thuê cho những hộ gia đình trồng nghệ trong vùng mà chưa có máy chế biến.

Chị Nguyễn Thị Kim Cương ở thôn Trấn Ninh (xã Tân Thịnh) cho biết: "Cây nghệ có khả năng chịu hạn cao, thích ứng rộng, không chỉ trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước. Hiện tại, gia đình tôi trồng khoảng 5 sào, mỗi năm thu khoảng 7 tấn nghệ tươi, sau chế biến thu khoảng 3 tạ tinh bột, bán với giá 300.000/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu về khoảng 70 triệu đồng. Thấy giá trị kinh tế cây nghệ mang lại cao, mọi người trong thôn cũng chuyển đổi các loại cây trồng sang trồng nghệ".

Ông Trung Hải Sâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: Sản phẩm tinh bột nghệ của xã Tân Thịnh đã được đăng ký là sản phẩm OCOP 3 sao. Trên địa bàn xã có HTX Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Tân Thịnh tham gia vào quá trình trồng, chăm sóc và chế biến tinh bột nghệ. Đến nay, HTX có 17 thành viên với diện tích nghệ khoảng 10ha. Năm 2021, toàn xã thu được khoảng 15.000 tấn nghệ tươi, sau khi chế biến cho ra khoảng 9 tấn tinh bột nghệ nguyên chất.

Để chế biến cho ra sản phẩm bột nghệ, mặc dù không vất vả nhưng đòi hỏi rất tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và trải qua 7 công đoạn. Để có được tinh bột nghệ đạt chất lượng tốt nhất, sau khi nghiền vắt lấy nước, tiến hành ngâm, khoảng 4 - 5 tiếng thay nước một lần, mất khoảng năm lần lọc nước sẽ thu được sản phẩn là tinh bột nghệ nguyên chất. Sau đó, bột nghệ phải được phơi trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mới đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp.


Nghệ được đem đi sấy để đảm bảo chất lượng tốt nhất. 

Để giữ được màu sắc, thời gian cất trữ được lâu, tinh bột nghệ thường được đem đi sấy bằng máy, sau đó bọc trong bao, lọ kín và có thể để được cả năm mà không sợ bị hỏng.

Tinh bột nghệ có công dụng như: chống viêm và ngăn ngừa các bệnh viêm da mãn tính, tốt cho quá trình tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa và chống lại bệnh tiểu đường...  Tinh bột nghệ dễ làm, có giá bán cao, tốn ít chi phí và công lao động nên một số xã như Y Can, Quy Mông…của huyện Trấn Yên người dân cũng trồng và chế biến tinh bột nghệ, mang lại thu nhập khá cao.

(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Tags cây nghệ

Các tin khác
Diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Trạm Tấu có diện tích rừng lớn, mùa khô hanh cũng là thời điểm bà con vùng cao sản xuất nương rẫy nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Cán bộ Chi cục Hải quan tỉnh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.

Với quyết tâm hoàn thành dự toán được giao, Chi cục Hải quan Yên Bái tăng cường các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa, tạo nguồn thu bền vững; đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế.

Các thành viên HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Lâm Giang (Văn Yên) thu hoạch củ cải trắng.

Theo Kế hoạch số 232 ngày 8/11/2022 của UBND tỉnh, năm 2023, Yên Bái quyết định hỗ trợ cho các hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 8,15 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí hỗ trợ các năm trước chưa giải ngân hết chuyển tiếp sang năm 2023) từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND, ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh.

Ký kết hợp đồng tín dụng giữa Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái và khách hàng.

Gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 (Nghị định số 31) của Chính phủ được xem là “phao cứu sinh” đúng lúc để giúp doanh nghiệp (DN) sớm hồi phục sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, số liệu về giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% còn khiêm tốn, chưa được như kỳ vọng, cần sớm có giải pháp tháo gỡ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục