Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/11/2022 | 2:37:12 PM

YênBái - Sáng 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo các hội, hiệp hội, các trường đại học, viện nghiên cứu và đại diện một số doanh nghiệp liên quan. 

Dự tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và UBND thành phố Yên Bái. 

Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. 

Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Chính phủ đã có Nghị quyết 148 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 gồm 33 nhiệm vụ thuộc 5 nhóm chủ yếu và các mục tiêu cụ thể như: tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%; số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; đến năm 2025 hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh...; tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á... 

Tỷ lệ đô thị hóa địa bàn Yên Bái đạt 20,28%

Đối với Yên Bái, mật độ xây dựng đô thị trung bình toàn tỉnh là 6,2 điểm đô thị/1000 km2, toàn tỉnh có 12 đô thị. Trong đó, 1 đô thị loại III là thành phố Yên Bái, 1 đô thị loại IV và 10 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, hết năm 2021 đạt 20,28%. Thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 89 với các mục tiêu, giải pháp cụ thể. 

Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác nâng cao lượng chất quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm tới, định hướng đến 2045. 

Theo đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới.

Các đô thị đang đóng góp 70% GDP cả nước

Kết luận Hội nghị, nhấn mạnh về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của đô thị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, phát triển đô thị là xu thế thế tất yếu, khách quan của thế giới, đô thị đóng góp quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. 

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách để phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển đô thị và đạt được nhiều kết quả quan trọng; các đô thị đang đóng góp đến 70% GDP cả nước; tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị đạt từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 - 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển đô thị như: quá tải về hạ tầng cứng, giao thông, nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội, ô nhiễm môi trường đô thị, hạn chế trong quy hoạch, quản lý quy hoạch... 

Thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ lưu ý thêm một số quan điểm chỉ đạo nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như việc nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại và tiếp tục hoàn thiện chính quyền đô thị để chương trình hành động của Chính phủ đạt hiệu quả thực chất.

Trần Minh

Tags Yên Bái tham dự Hội nghị đô thị

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục