Vùng cao Hồng Ca khởi sắc

Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài về phía nam, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) từng thuộc diện đặc biệt khó khăn trong giai đoạn năm 2016- 2020. Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới.
Xã Hồng Ca nằm cách xa trung tâm huyện gần 30 km, địa hình bao quanh bởi núi cao, khe suối dày đặc, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88% số dân. Chúng tôi đến bản Hồng Lâu, nơi có 124 hộ đồng bào Mông sinh sống.
Anh Giàng A Bê – Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông cho biết: Tốt nghiệp Đại học Văn hóa năm 2018, mình mong muốn là tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các nét văn hóa của dân tộc, nhất là các luật tục về đám ma, đám cưới, các điệu dân vũ Mông, nhằm truyền lại các giá trị đó cho các thế hệ sau.
Để có kinh tế gia đình ổn định, Giàng A Bê chăm sóc tốt 2ha quế, 1ha tre măng bát độ, nay được cán bộ hướng dẫn đã xây chuồng trại nuôi 200 gà đen đem lại thu nhập cao. A Bê đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi Trại Trế với 3 bạn trẻ tham gia, hướng tới thu hút thêm 15 đến 20 bạn trẻ trong xã cùng phát triển kinh tế bằng nuôi gà đen.
Bí thư Đảng ủy xã Phạm Xuân Toàn cho biết, để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, xã xác định công tác giảm nghèo là một chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện.
Trong giai đoạn này, Hồng Ca đã trồng mới được hơn 200ha quế, 1.128ha tre măng Bát độ, 15ha cây dược liệu kết hợp trồng dưới tán rừng, 109ha vùng trồng cây ăn quả có múi. Có 334 hộ được hỗ trợ sản xuất, khai hoang được 9ha diện tích lúa nước, sửa chữa và làm mới cho 25 hộ nghèo về nhà ở, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt.
Năm 2022, Hồng Ca đã phát triển vùng tre măng Bát độ với 1.219ha, sản lượng thu hoạch măng đạt 8.000 tấn, giá bán đạt 6.000 đồng/ kg mămg tươi, đem về gần 48 tỷ đồng cho người dân, trở thành cây chủ lực xóa nghèo nơi đây.
Đi trên tuyến đường trục liên thôn dài 27 km được bê tông hóa gần xong, nhìn lưới điện quốc gia được kéo về từng nhà, lớp trẻ mầm non được học bán trú vui đùa trong các khuôn viên sạch, đẹp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hà Thanh Chương không giấu được niềm phấn khởi: Cái khó nhất là thay đổi được nhận thức của đồng bào, đã chuyển hẳn tư duy "tự cung, tự cấp” ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sang tư duy sản xuất hàng hóa.
Hiện, trên các rừng quế ,đồi tre măng Bát độ một màu xanh mướt, dưới các khe suối đồng bào nuôi hơn 2.000 vịt cổ xanh trở thành thương hiệu đặc sản. Các tổ hợp tác và nhóm hộ đã làm tốt việc bảo vệ 3.470 ha rừng, không để tình trạng phá rừng làm nương rẫy xảy ra.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Trấn Yên Trần Nhật Tân, đánh giá, Hồng Ca từ một xã đặc biệt khó khăn, được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là làm tốt công tác dân vận khéo theo hướng "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Đến nay xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó thôn Khuôn Bổ, nới có 100% đồng bào Mông sinh sống đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Để đạt được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực tự vươn lên của người dân, huyện Trấn Yên đã thành lập các tổ công tác "ba cùng” tháo gỡ các khó khăn ngay từ cơ sở, Trung đoàn 174 (quân khu 2) đưa cán bộ chiến sỹ tổ chức hành quân dã ngoại kéo dài hàng tháng liền, giúp đỡ người dân: làm đường giao thông, dựng nhà, xây các công trình thiết yếu. Qua đó, bộ mặt nông thôn miền núi đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chật và tinh thần của đồng bào nơi đây ngày càng nâng cao.
(Theo Nhân dân)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

fb yt zl tw