28 bộ, ngành, địa phương triển khai lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến ngày 7/2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bộ cũng sẽ tổ chức các đoàn công tác theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật tại 8 tỉnh, thành phố chia theo các khu vực trên cả nước.
Vụ Đất đai (Bộ TN&MT) vừa có báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân, theo tinh thần Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ.
Theo đó, tính đến ngày 7/2, thống kê từ Vụ Đất đai cho thấy đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật theo Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Về phía các bộ, ngành, Bộ TN&MT, Bộ VHT&DL, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện lấy ý kiến nhân dân.
Về phía các địa phương, hiện có 25 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch trên, bao gồm: Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Nông, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã nhận được 2 ý kiến góp ý bằng văn bản, 197 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên website lấy ý kiến nhân dân 
Nội dung góp ý tập trung ý kiến nhiều nhất tại Chương I quy định chung; Chương VII bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Chương X đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Chương VI thu hồi đất, trưng dụng đất; Chương XI tài chính về đất đai, giá đất; Chương IX giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân để hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi)
Trước đó, vào ngày 30/1, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP. Theo đó, từ ngày 20/2-15/3, cơ quan này sẽ tổ chức các đoàn công tác theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại 8 tỉnh, thành phố chia theo các khu vực trên cả nước.
Theo kế hoạch, các đoàn công tác sẽ triển khai đôn đốc việc lấy ý kiến nhân dân ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc tại Hòa Bình và Lạng Sơn, khu vực Đồng bằng sông Hồng tại Thái Bình, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tại Nghệ An và Đà Nẵng, vùng Tây Nguyên tại Gia Lai, vùng Đông Nam Bộ tại Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng ĐBSCL tại Cần Thơ.
Trong tháng 2 và 3/2023, Bộ TN&MT sẽ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bộ, ngành tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bộ TN&MT dự kiến hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân trước ngày 27/3; trình Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến góp ý trước ngày 1/4; báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 5/4.
Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 25/4, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ V.
(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

fb yt zl tw