Sửa Luật Đất đai: Vấn đề vợ và chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ được quan tâm

Có ý kiến cho rằng việc cả vợ và chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ đồng thời góp phần thực hiện bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Chiều 2/3, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bên cạnh các ý kiến góp ý vào tổng thể toàn văn các quy định trong dự thảo luật, vấn đề giới cũng đã được để xuất lồng ghép vào trong các quy định tại dự thảo luật lần này, đặc biệt là hướng việc cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải có đầy đủ cả tên vợ và chồng. Việc cấp đổi này cần quy định luôn trách nhiệm là của Chính phủ. 
Việc cả vợ và chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ sẽ góp phần hạn chế tranh chấp tài sản, cũng như nguy cơ lừa đảo có thể xảy ra; đồng thời góp phần thực hiện bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được đặc biệt quan tâm
Đối với công tác quản lý, quy hoạch đất đai là căn cứ giải quyết các yêu cầu về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất và quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy, một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Không ít cán bộ lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo cấp sở, cho đến lãnh đạo cấp tỉnh đã bị vướng vào lao lý trong những năm qua do chỉ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không xem xét sự phù hợp với các quy hoạch khác. Do vậy, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng tuy đã có quy định nhằm khắc phục tình trạng này, nhưng vẫn cần phải rõ ràng hơn mới xử lý được triệt để thực trạng chồng chéo trong các quy hoạch.
"Trong điều 60 khoản 1 chưa được rõ ràng, cái nào có trước cái nào có sau. Quy định ngành khác là quy hoạch gì, ví dụ đặc biệt là quy hoạch đô thị nông thôn. từ quy hoạch nông thôn sẽ xác định ra các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau và người ta bố trí khu vực nào là đất ở, chỗ nào là đất thương mại dịch vụ, chỗ nào là hệ thống giao thông, công nghiệp... Đấy chính là cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất", TS. Nguyễn Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị, cho biết.
Nhiều địa phương cho rằng, việc quy định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện đến từng thửa đất như trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
"Liên quan đến quá trình sử dụng đất thì nhân dân có thể có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất, do vậy lập quy hoạch từng thửa đất có sự biến động, vì quy hoạch chi tiết phải có số lượng từng thửa do vậy khi biến động khó quản lý", ông Nguyễn Duy Giang, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, Hà Nội, đánh giá.
Để khai thác tối đa nguồn lực đất đai, liên quan đến đất sử dụng đa mục đích, tại hội nghị lấy ý kiến của 25 tỉnh, thành góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại diện tỉnh Bắc Kạn cho rằng cần phải bổ sung quy định về đất sử dụng đa mục đích.
"Trong đất sử dụng đa mục đích ở điều 209 có quy định được sử dụng nhưng phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, vậy trong quy hoạch rõ ngay quy hoạch loại đất đa mục đích này để sử dụng đa mục đích như thực tế nay, địa phương chúng tôi có những khu vực quy hoạch sử dụng cho khoáng sản rất lớn nhưng khai thác khoáng sản chỉ khai thác hầm lò. Toàn bộ phía trên hàng nghìn ha trên mặt đất chúng tôi muốn sử dụng các mục đích khác như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh nhưng không sử dụng được vì không phù hợp quy hoạch sử dụng đất", bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, nói.
Điều chỉnh quy hoạch cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), theo đó, các ý kiến cho rằng cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch, đồng thời về thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch cũng cần phân cấp theo hướng, phải có sự đồng ý của cấp trên, cấp dưới mới được điều chỉnh.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw