Vé máy bay nội địa có thể sắp tăng cao

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/3/2023 | 8:09:43 AM

Giá vé máy bay trong thời gian tới có thể sẽ tăng nếu Bộ GTVT điều chỉnh nới trần khung giá dịch vụ hàng không được duy trì từ năm 2015 đến nay. Trong khi các hãng hàng không yêu cầu cần được gỡ khó, để tồn tại vì đang gặp rất nhiều khó khăn.

Khung giá vé máy bay nội địa có thể sắp tăng cao từ quý 2 năm 2023
Khung giá vé máy bay nội địa có thể sắp tăng cao từ quý 2 năm 2023

Bộ GTVT dự kiến từ quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 sẽ điều chỉnh khung giá dịch hàng không (trần giá vé máy bay nội địa), mức tăng trung bình khoảng 3,75% so với hiện tại.

Cụ thể, so với hiện tại, đường bay từ 1.280km trở lên tăng mạnh nhất với mức 6,67%, lên tối đa 4 triệu đồng. Từ 1.000km đến dưới 1.280km tăng 6,25%, tương ứng 3,4 triệu đồng. Đường bay từ 850km đến dưới 1.000km, mức tăng 2,89 triệu đồng (tương ứng với 3,58%).

Đường bay từ 500km đến dưới 850km, giá vé máy bay tăng trần 2,25 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 2,25%). Các nhóm đường bay dưới 500km và đường bay kinh tế-xã hội vẫn giữ nguyên.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động lên chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) năm 2023, theo đó việc điều chỉnh phương án này sẽ tác động góp phần tăng CPI năm nay lên khoảng 0.07 điểm phần trăm.

Hiện nay, các mức giá, khung giá dịch vụ chuyên nghành hàng không do Nhà nước định giá vẫn được thực hiện ổn định theo quy định tại Thông tư số 53/2019/TT-BGTVT. Lần gần nhất khung trần này được điều chỉnh tăng là năm 2015.

Đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí của hãng bay. Với biến động của tỷ giá USD/VND, chi phí nhiên liệu tháng 12/2022 của các hãng hàng không tăng 62,39% so với tháng 12/2014 và tăng 80,93% so với tháng 9/2015, tác động làm tổng chi phí doanh nghiệp hàng không tăng 27,9% so với tháng 12/2014 và tăng 33,47% so với tháng 9/2015.

Duy trì giá trần vé máy bay là "sự vô lý khủng khiếp"

Trước đó, tại buổi Tọa đàm "Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt" do Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam tổ chức mới đây, đại diện các hãng hàng không và chuyên gia giao thông đều bày tỏ quan điểm và kiến nghị bỏ giá trần vé máy bay nội địa nhằm đảm bảo đa dạng chính sách giá để cung ứng sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng giám đốc Bamboo Airways kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xem xét điều chỉnh giá trên cơ sở đúng quy định pháp luật theo thực tế yếu tố đầu vào.

"Bỏ giá trần với những đường bay có từ 3 hãng khai thác trở lên nhưng vẫn duy trì sự quản lý Nhà nước nếu đường bay nào chỉ có 1 hãng khai thác. Bỏ giá trần hay nâng giá trần không ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà đa dạng chính sách giá để cung ứng sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng”, ông Quân nhấn mạnh.

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam cho rằng việc duy trì giá trần giá vé máy bay ở Việt Nam hiện nay là "sự vô lý khủng khiếp". Do đó, ông đề nghị cần chấm dứt giá trần vé máy bay càng sớm càng tốt.

Theo ộng Nam, giá vé trần đã tước đi các hãng bay cơ hội về tăng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn cao điểm (giai đoạn Hè vào tháng 6-7 và dịp Tết chỉ cao điểm 1 chiều),  kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường nội địa.

"Nếu bỏ giá trần thì các hãng cải thiện được các giai đoạn thấp điểm. Giá trần kìm hãm sự tăng trưởng của hàng không nội địa vì thị trường này hoàn toàn không phụ thuộc vào giá vé đắt. Quan điểm là sửa Luật, Nghị định bỏ trần giá vé cho thị trường quyết định dựa trên nền kinh tế thị trường”, ông Nam nói.

Cùng quan điểm, TS Cấn Văn Lực cho rằng việc tranh cãi bỏ hay giữ áp giá trần vé máy bay đã "nóng” từ năm 2005 đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

"Hiện nay chúng ta đã hội nhập, không thể một mình mình một quy định. Việc bỏ giá trần sẽ làm tăng khả năng thu hút đầu tư cho ngành hàng không, giá cả và các yếu tố cấu thành giá hàng không thay đổi rất nhanh, cứ áp giá trần là không theo kịp”, ông Lực nêu thêm.

Ông Lực cũng cho rằng bỏ giá trần thì cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp hàng không phải công khai, minh bạch hơn để người dân yên tâm không bị các hãng "bắt tay nhau ép giá" khách hàng.

Được biết, trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã có đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với các đường bay có sự cạnh tranh của từ 3 hãng trở lên sẽ giúp các hãng hàng không chủ động hơn trong việc triển khai dải giá vé linh hoạt theo từng giai đoạn.

Hiện Việt Nam đang là một trong số ít các nước trên thế giới còn áp dụng khung giá vé máy bay trên các đường bay nội địa. Lần cuối cùng giá vé máy bay nội địa được điều chỉnh cách đây đã hơn 7 năm. Vì vậy các hãng hàng không cho rằng, nếu gỡ bỏ được giá trần thì họ sẽ làm được nhiều việc, như: tự cân đối chi phí vào giai đoạn thấp điểm và tự bù đắp cho các đường bay kém hiệu quả.

(Theo VOV)

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chỉ thị 08 đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 trên 95% kế hoạch được Thủ tướng giao.

Gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022.

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa rất lớn, giúp nâng giá trị sản phẩm cho người sản xuất, đặc biệt ở khu vực nông thôn... Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tập trung, ưu tiên nhiều hơn cho các sản phẩm chế biến sâu, gắn với văn hóa và tri thức bản địa của mỗi địa phương.

Nhân dân xã An Bình, huyện Văn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2023.

Sau mỗi mùa xuân, Văn Yên lại có thêm những cánh rừng xanh, không chỉ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Đó là nhờ phong trào trồng rừng, nhất là trồng cây đầu xuân luôn được các cơ quan, đoàn thể, nhân dân trong huyện thường xuyên duy trì.

Qua khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chỉ số tiếp cận đất đai (TCĐĐ) là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương, thể hiện sự minh bạch các thông tin liên quan đến đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN) khi thực hiện các thủ tục về đất đai trong quá trình thực hiện dự án, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục