Xây dựng nông thôn mới ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/4/2023 | 11:23:13 AM

YênBái - Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Mù Cang Chải gặp rất nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự đồng tình, ủng hộ của người dân, đến nay, bộ mặt nông thôn Mù Cang Chải đã có nhiều khởi sắc.

Người dân xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Tại bản Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn - một trong 10 bản được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2022 của huyện, các tuyến đường ngõ, xóm được bê tông hóa trên 50%, giúp người dân đi lại thuận lợi. Bản đã xây dựng 14 công trình thủy lợi dài 18 km; hệ thống kênh mương được kiên cố hóa dài 11 km (đạt 61,1%), đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho 26 ha lúa cấy 2 vụ. Cùng đó, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Bản có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng với sức chứa 180 người; không còn nhà dột nát, nhà tạm, nhà đạt chuẩn theo quy định đạt 85%... 

Ông Mùa A Rùa – Bí thư Chi bộ bản Háng Đề Chu chia sẻ: "Được Đảng, Nhà nước quan tâm, bà con phấn khởi lắm, tự nguyện đóng góp tiền, ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đồng thời, tích cực thi đua phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất". 

Hiện tại, bản Háng Đề Chu thành lập được 6 tổ hợp tác trồng các loại cây như: su su, mận đỏ, lúa Séng cù, cây ăn quả, sả. Các thành viên trong tổ hợp tác thường xuyên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thêm việc làm mới cho lao động nông thôn.

Để đẩy nhanh tiến độ XDNTM trên địa bàn, xã Nậm Khắt tập trung xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, mở rộng diện tích trồng cây sơn tra, hồng không hạt, hoa hồng, rau an toàn. Đồng thời, phát huy các nghề truyền thống của địa phương như: làm bút vẽ sáp ong, rèn, thổ cẩm, đúc lưỡi cày… 

Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn xã thành lập được 1 hợp tác xã nông nghiệp, 1 hợp tác xã trồng hoa; 28 mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững cho bà con nông dân; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/năm. Xã đang phấn đấu cán đích NTM năm 2023. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, năm 2022, huyện đã huy động được hơn 60,4 tỷ đồng; trong đó, tiền mặt là 51,3 tỷ đồng, phần còn lại là hỗ trợ xi măng, đóng góp cát sỏi, công sức, hiến đất, cây cối hoa màu tổng trị giá khoảng 9,1 tỷ đồng. Toàn huyện huy động được trên 20.000 lượt ngày công từ nhân dân, cán bộ, đảng viên tham gia các hoạt động về XDNTM. 

Theo đó, bê tông hóa 86,15 km đường giao thông loại 3 m; 65 km đường loại đặc thù (mặt đường rộng dưới 3 m); mở mới 43,3 km đường đất; xóa 25 nhà tạm, nhà dột nát; làm mới 1 nhà cộng đồng, 5 sân chơi; xây dựng 3 điểm đốt rác thải; 317 nhà tắm, nhà vệ sinh… Toàn huyện có 14 bản đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt 11 tiêu chí về XDNTM; 5 xã đạt 8 tiêu chí; 2 xã đạt 7 tiêu chí; 2 xã đạt 6 tiêu chí; 3 xã đạt 5 tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 48,28%, tương đương 6.344 hộ. 

Năm 2023, huyện tiếp tục phấn đấu mỗi xã đạt thêm 2 tiêu chí NTM; đồng thời, có thêm 12 bản đạt NTM, gồm: Páo Khắt, Xua Lông, Cáng Dông, Lá Khắt, Pú Cang (xã Nậm Khắt); Mồ Dề (xã Mồ Dề); La Pán Tẩn (xã La Pán Tẩn); Nả Háng Tủa Chử (xã Púng Luông); Háng Cuốn Rùa (xã Dế Xu Phình); Phình Hồ (xã Dế Xu Phình); Dề Thàng (xã Chế Cu Nha); Xéo Dì Hồ A (xã Lao Chải). 

Để đạt được mục tiêu này, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của việc XDNTM; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ; lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại địa phương. 

Cùng đó, ưu tiên  thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế nông thôn; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; chú trọng bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn "sáng - xanh sạch - đẹp”; phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư trong XDNTM.

Trần Hồng

Tags ruộng bậc thang Mù Cang Chải nông thôn kiểu mẫu Hồ Bốn

Các tin khác
Sản phẩm miến của HTX miến Giới Phiên, thành phố Yên Bái được đánh giá là sản phẩm OCOP chất lượng. (Ảnh: Minh Huyền)

Hợp tác xã (HTX) nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Liên kết, hợp tác trong sản xuất là hướng đi tất yếu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Nhiều hộ tại xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn tự nguyện hiến đất để mở rộng tuyến đường Nghĩa Tâm - Trung Sơn.

Câu chuyện “0 đồng” trong giải phóng mặt bằng (GPMB) của trên 700 hộ ở xã Nghĩa Tâm có nhiều kinh nghiệm hay để nhiều địa phương khác học tập. Chuyện người dân phá rào, chặt cây, “mất tấc vàng” mà vẫn vui thì đúng là “chuyện lạ” ở một địa phương thuộc vùng ngoài của huyện Văn Chấn.

Ông Trần Đức Hợp - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (bên phải) trao chứng nhận nhãn hiệu cho 3 sản phẩm nông nghiệp của huyện Trấn Yên.

UBND huyện Trấn Yên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức công bố Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Trấn Yên”; Nhãn hiệu tập thể “Mật ong Trấn Yên” và “Miến đao Quy Mông” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).

Trong thời gian qua, huyện Lục Yên luôn quan tâm mở rộng diện tích trồng tre măng Bát Độ ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục