Trấn Yên: Làm giàu từ cây chanh tứ thời

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/8/2023 | 1:42:55 PM

YênBái - Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Phạm Văn Luân, thôn 4, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đã là chủ nhân của mô hình trồng chanh tứ thời với diện tích hơn 1,2 ha cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Anh Luân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệp phát triển mô hình chanh tứ thời với cán bộ Hội Nông dân xã Việt Cường.
Anh Luân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệp phát triển mô hình chanh tứ thời với cán bộ Hội Nông dân xã Việt Cường.

Cũng như nhiều nông dân khác ở xã Việt Cường, mặc dù có diện tích đất rừng của gia đình rộng, song thiếu kiến thức cũng như kỹ thuật canh tác nên anh Luân cũng chỉ biết trồng cây lâm nghiệp và thời gian chờ đến khi thu hoạch anh đi làm thuê. 

Sau khi tìm hiểu, anh Luân nhận thấy, cây chanh tứ thời cho quả quanh năm, khả năng chống chịu dịch bệnh cao, phù hợp với mọi địa hình và thu nhập cao hơn nhiều loại cây trồng khác, với thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha/năm. Vậy là, tháng 6 năm 2019, sau khi thu hoạch hết diện tích cây lâm nghiệp, anh mua phân bón về cải tạo đất rồi mua chanh giống về trồng. 

Anh Luân cho biết: "Khi tôi có ý định trồng chanh, nhiều người bàn tán rằng, đã có một thời gian cả làng cả xã thi nhau trồng chanh rồi giá thấp, bán chả ai mua, nhiều nhà nhổ đi không được thì tôi lại trồng. Nhưng tôi đã quyết là phải làm bằng được, với lại lúc này diện tích chanh của nhiều địa phương đã giảm mạnh thì mình làm sẽ được”. 

Vừa trồng vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường đầu ra; vậy là, 1,2 ha chanh tứ thời đã được anh trồng hết toàn bộ diện tích đồi gò của gia đình. Tuy nhiên, để cây chanh sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng quả như mong muốn, anh Luân nghiên cứu kỹ cả về mùa vụ, kỹ thuật chăm bón. 

Do vậy, để đất có độ phì, đủ dinh dưỡng cho cây ra quả quanh năm, anh dùng phân hữu cơ bón trực tiếp vào đất, hạn chế dùng phân vô cơ bởi sẽ làm đất mất độ tơi xốp, không giữ được nước cho cây. Cùng đó, khi mới trồng phải thường xuyên phát cỏ, xới gốc tạo độ ẩm để cây chanh sinh trưởng tốt.

Theo như chia sẻ của anh Luân thì từ lúc trồng đến khi được thu hoạch phải mất 15 tháng, khác với giống chanh thường, cây ra quả quanh năm sẽ giúp cho người trồng có thu nhập ổn định hơn, cây chanh tứ thời ít sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc.

Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi gốc chanh có thể cho tới 3 - 3,5 tạ quả mỗi năm. Nếu gặp dịp trái vụ, giá bán có thể lên tới 17 - 20.000 đồng/kg cho thương lái, còn chính vụ thì giá dao động từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Năm 2022, anh Luân thu về 20 tấn quả; trong đó, 8 tấn chanh trái vụ, trừ tất cả chi phí cho thu nhập trên 200 triệu đồng. 

Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, anh đã thu về trên 100 triệu đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, dự tính đến cuối năm anh thu thêm khoảng 200 triệu đồng nữa. Anh Luân cho biết thêm: "Tháng 3/2023, tôi vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện Trấn Yên để mở rộng diện tích trồng chanh, bởi sản lượng hiện nay của tôi chỉ bán buôn cho các thương lái trong vùng và nếu diện tích được mở rộng, tôi sẽ tìm đầu ra ở những thị trường lớn hơn; đồng thời, chiết cành để bán giống cho bà con có nhu cầu phát triển cây chanh tứ thời”. 

Ông Hoàng Anh Thắm - Chủ tịch UBND xã Việt Cường cho biết: "Mô hình này là mô hình kinh tế tiêu biểu được cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn để xây dựng điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cấp huyện năm 2023. Bởi vậy, chính quyền chỉ đạo Hội Nông dân xã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay, tập huấn khoa học, kỹ thuật, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm... tạo điều kiện cho mô hình trồng chanh tứ thời gia đình anh Luân phát triển mạnh, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, phù hợp với quy hoạch tại địa phương, giúp nâng cao thu nhập; đồng thời, nhân rộng mô hình tạo phong trào phát triển kinh tế trong toàn xã ngày một hiệu quả hơn”. 

Thanh Tân

Tags Trấn Yên Việt Cường lâm nghiệp chanh tứ thời

Các tin khác
Người dân xã Kiên Thành thu hái lá cây khôi nhung.

Hiện nay, toàn huyện Trấn Yên đã có 167,4 ha cây dược liệu, chủ yếu là trồng chủ yếu tại các xã: Cường Thịnh, Minh Quán, Hòa Cuông, Báo Đáp, Việt Hồng..; trong đó: trồng mới 55,6 ha, gồm cây khôi nhung 15,6 ha, cây dược liệu khác 40 ha.

Tuyến đường thôn Trung Tâm, xã Mỏ Vàng dài 1.500 mét, rộng 3 mét được bê tông hóa, giúp người dân thuận lợi trong đi lại và giao thương.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) được triển khai có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân Văn Yên. Các công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương hàng hoá, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao.

Thi công đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, dự án cao tốc Bắc - Nam. Ảnh tư liệu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49% kế hoạch. Trong đó, 12 Bộ, cơ quan trung ương và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục