Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt hơn 1.124 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, lũy kế 8 tháng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán năm. Số thu này so với cùng kỳ năm 2022 đã giảm 8,8%. Thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 72,8% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 65,5% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 8 ước đạt 88 nghìn tỷ đồng, bằng 5,4% dự toán, bằng 59,5% (giảm 60 nghìn tỷ đồng) mức thu bình quân 7 tháng đầu năm.
Trong đó: Thu nội địa ước đạt 71,8 nghìn tỷ đồng, bằng 5,4% dự toán. Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm thấp, hoạt động sản xuất - kinh doanh của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh; thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường xuất khẩu khó khăn; kết hợp với thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mới ban hành làm giảm thu ngân sách. Số thu nội địa tháng 8 giảm khoảng 50,9 nghìn tỷ đồng so với mức thu bình quân 7 tháng đầu năm.
Thu từ dầu thô tháng 8 ước đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 10,5% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 11,8 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 27 nghìn tỷ đồng, bằng 6,4% dự toán, bằng 88,8% mức thu bình quân 7 tháng đầu năm, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ trong tháng khoảng 15,2 nghìn tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng, thu NSNN ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2022 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 72,8% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 65,5% dự toán).
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 27/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 9/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ; trong khi có tới 54 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm là do hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng giảm so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8/2023 đạt 402,6 tỷ USD, giảm 13,4%; trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có thuế giảm 19,9% so với cùng kỳ.
Trong 8 tháng năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Yên Bái ước đạt 2.083,7 tỷ đồng, bằng 40,1% dự toán. Trong đó, thu cân đối đạt 1.434,8 tỷ đồng; tiền thuê đất trả tiền một lần là 15,3 tỷ đồng, tiền thu sử dụng đất đạt 417,9 tỷ đồng; tiền từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 187,2 tỷ đồng và thu từ xổ số kiến thiết là 28,4 tỷ đồng.
Theo kịch bản thu ngân sách của tỉnh Yên Bái năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Yên Bái trong năm phấn đấu đạt 5.900 tỷ đồng/5.200 tỷ đồng dự toán tỉnh Yên Bái giao (tăng 700 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao, tăng 545 tỷ đồng so với Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy).
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Yên Bái cũng đề xuất kịch bản thu ngân sách chi tiết theo từng quý. Cụ thể: tổng thu quý I/2023 là 870 tỷ đồng, quý II là 1.500 tỷ đồng; quý III là 1.406 tỷ đồng, quý IV là 2.124 tỷ đồng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương hoàn thành kịch bản thu ngân sách năm 2023 với quyết tâm phấn đấu cao, nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
Q.T - TBTCO

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

fb yt zl tw