Để xảy ra tham nhũng cấp phó cũng bị xử lý
- Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2007 | 12:00:00 AM
Bộ Nội vụ đang hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định số 107/2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý phụ trách.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại khoản 1, điều 19 của Nghị định 107, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể các đối tượng bị xử lý trách nhiệm khi để ra tham nhũng tại đơn vị mình, gồm: người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp nhà nước; Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐ quản lý, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước (DNNN); người đứng đầu các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.
Đặc biệt, theo dự thảo thông tư, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp nhà nước, DNNN, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước cũng phải bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
Tùy theo tính chất, mức độ tham nhũng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và DNNN sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức. Riêng người đứng đầu các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc tham nhũng sẽ bị xử lý theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó.
Theo Nghị định số 107/2006, hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan do mình quản lý, phục trách.
Hình thức cảnh cáo được áp dụng khi xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng. Hình thức cách chức áp dụng khi để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
(Theo SGGP)
Các tin khác

YBĐT - Vừa qua, huyện Văn Yên đã tổ chức Hội nghị tuyên dương doanh nghiệp (DN), doanh nhân tiêu biểu trong công tác thu nộp ngân sách năm 2006.

YBĐT - Thả rông gia súc tồn tại từ xa xưa trong cộng đồng người Mông ở Mù Cang Chải. Trước đây, rừng còn nhiều gia súc được thả vào rừng phó mặc cho “trời đất trông coi”. Đến mùa làm ruộng, làm nương đồng bào vào rừng tìm bắt gia súc về cày kéo, hết mùa vụ lại thả vào rừng, năm này qua năm khác.

YBĐT - Bản Công là một trong những xã vùng cao của huyện Trạm Tấu. Nhiều năm qua cùng với sự đầu tư của nhà nước, Đảng bộ, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân phát huy nội lực, đưa địa phương từng bước đổi thay bộ mặt kinh tế - xã hội.

YBĐT - Với đặc trưng là một xã miền núi nên các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hưng Thịnh rất thuận lợi cho phát triển là chăn nuôi đại gia súc. Những năm giữa thập niên 90 toàn xã có 180 con trâu, 650 con bò đảm bảo sức kéo cho sản xuất và mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 80 tấn thịt bò hơi, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.