Phụ nữ Chế Cu Nha giúp nhau phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã tích cực thực hiện vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường; trong đó, chú trọng xây dựng các mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ một hộ gia đình còn nhiều khó khăn, được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã, chị Giàng Thị Mái ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha đã tích cực học hỏi kinh nghiệm, chịu khó hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình. Năm vừa qua, chị Mái đã nuôi trên 1.000 con gà đen, 3 con trâu; duy trì nuôi trên 10 con lợn, trồng ngô, lúa nước và nhiều loại cây rau màu khác, mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. 
Chị Mái cho biết: "Thông qua Hội phụ nữ xã giúp đỡ vay vốn, tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, mình đã mạnh dạn đổi mới tư duy, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa giúp gia đình có thu nhập ổn định. Đây cũng là năm thứ 6 mình chăn nuôi gà đen đặc sản của vùng cao. Nhiều chị em thấy hiệu quả cũng làm theo”.
Gia đình chị Mái chỉ là một trong rất nhiều chị em phụ nữ ở Chế Cu Nha được Hội Phụ nữ xã giúp đỡ thực hiện các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả. Chị Hờ Thị Dê – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: Hội phụ nữ xã hiện có gần 600 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội. Để giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, hàng năm Hội đã tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên để đánh giá, phân loại mức sống hộ gia đình hội viên để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. 
Đồng thời, Hội định hướng, hỗ trợ hội viên phụ nữ tích cực tham gia phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và khả năng tham gia của hội viên phụ nữ để nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần .  
Từ năm 2019 đến nay, Hội Phụ nữ xã đã tham mưu xây dựng xây dựng và duy trì tốt 9 tổ hợp tác, mô hình phát triển kinh tế; gồm 2 tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm với 41 hội viên, 2 tổ hợp tác trồng hoa cống với 6 hội viên, 3 tổ hợp tác bán hàng tạp hóa với 9 hội viên, 1 tổ hợp tác trồng rau sạch với 11 hội viên và 1 mô hình chăn nuôi dê, góp phần cải thiện cuộc sống cho chị em. 
Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã đã xây dựng và thực hiện tốt 2 tuyến đường tự quản tổng chiều dài 1.500m; xây dựng được 2 tuyến đường "Thắp sáng đường quê" dài 1.000m với 30 bóng điện chiếu sáng và 35 hộ gia đình hội viên tham gia.
Qua các phong trào, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi như: mô hình nuôi dê của hội viên Giàng Thị Rùa, bản Thào Chua Chải, hằng năm duy trì từ 50 đến 70 con dê, thu nhập khoảng từ 170 triệu đến 200 triệu đồng/năm; Hội viên Hảng Thị Sầu, bản Háng Chua Xay phát triển quy mô chăn nuôi trên 200 con gà đen bản địa, gần 100 con ngan, trên 20 con lợn, 5 con trâu, tổng thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. 
Ngoài ra, Hội Phụ nữ xã còn tích cực tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ xây dựng các mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các tổ hợp tác do hội viên phụ nữ làm chủ. Hiện nay, Hội đang duy trì 7 mô hình, 6 tổ hợp tác, 3 câu lạc bộ do phụ nữ làm chủ.
Đồng thời, Hội đã tạo điều kiện cho chị em tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với tổng số tiền hơn 450 triệu đồng, hỗ trợ trên 405 hộ hội viên đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua bán hàng hóa nhỏ lẻ tại hộ gia đình... 
"Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp gia đình hội viên nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương”, chị Dê khẳng định..
Để tiếp tục hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Phụ nữ xã đề nghị huyện và Hội cấp trên tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho hội viên mở rộng các mô hình phát triển kinh tế đồng thời mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phát triển du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống, thu nhập, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho hội viên phụ nữ tại địa phương.
Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

fb yt zl tw