Quốc lộ 32 sắp được cải tạo rộng 35m, quy mô 6 làn xe

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/1/2024 | 2:27:24 PM

Tuyến quốc lộ 32 đoạn đường vào làng cổ Đường Lâm đến thị trấn Tây Đằng (Hà Nội) được phê duyệt chỉ giới đường đỏ, mở rộng tới 6 làn xe.

Tuyến Quốc lộ 32 đoạn đường vào làng cổ Đường Lâm đến thị trấn Tây Đằng được phê duyệt chỉ giới đường đỏ, mở rộng tới 6 làn xe.
Tuyến Quốc lộ 32 đoạn đường vào làng cổ Đường Lâm đến thị trấn Tây Đằng được phê duyệt chỉ giới đường đỏ, mở rộng tới 6 làn xe.

Ngày 24/1, UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ (phạm vi cải tạo nền đường) Quốc lộ 32 đoạn từ đường vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) đến thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì).

Tuyến đường Quốc lộ 32 đi qua xã Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và các xã Cam Thượng, Đông Quang, Chu Minh, thị trấn Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì.

Chiều dài tuyến khoảng 5,9km với điểm đầu (Km47+500) tại nút giao với đường vào làng cổ Đường Lâm (địa phận thị xã Sơn Tây), điểm cuối (Km53+400) tại nút giao với đường Tỉnh lộ 412 (địa phận huyện Ba Vì).

Tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang rộng 35m gồm lòng đường 2x10,5m (6 làn, trong đó 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ), dải phân cách giữa rộng 2m, vỉa hè hai bên rộng 2x6m.

UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Ba Vì chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND thị xã Sơn Tây và các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ (phạm vi cải tạo nền đường) tuyến đường được phê duyệt.

Bàn giao hồ sơ cho UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây và các xã: Cam Thượng, Đông Quang, Chu Minh, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì để quản lý quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định.

Triển khai cắm mốc; giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất, xem xét trong quá trình tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc để phục vụ công tác quản lý như cấp phép xây dựng, quản lý kiến trúc... theo quy định.

(Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Mô hình nuôi gà đen theo hướng hàng hóa của gia đình chị Đồng Thị Thanh Giang, thôn Hát 1, xã Hát Lừu.

Từ các nguồn hỗ trợ, nhiều người dân huyện Trạm Tấu mạnh dạn đầu tư, mở rộng chuồng trại, đàn vật nuôi theo hướng hàng hóa. Đặc biệt, phát huy lợi thế về con giống bản địa đặc sản, nhiều mô hình nuôi gà đen, lợn bản địa đã mang lại giá trị, nguồn thu nhập cao cho người dân.

Ớt chuông là 1 trong 5 mặt hàng bi EU đưa vào diện kiểm soát khi xuất khẩu vào thị trường này. Ảnh minh họa.

Việt Nam có 5 mặt hàng nông sản, thực phẩm thuộc diện kiểm soát của EU khi xuất khẩu vào thị trường này bao gồm ớt chuông, mỳ ăn liền, sầu riêng, đậu bắp và thanh long.

Tăng cường công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi, không chủ quan, bị động

Trời chuyển rét hại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ tăng cường công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi, không chủ quan, bị động.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu sản phẩm sứ cách điện của Yên Bái với các nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2023 đã qua đi với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cộng đồng doanh nghiệp (DN) Yên Bái đã “cán đích” với những thống kê ấn tượng. Đây là kết quả mang đậm dấu ấn cộng sinh về những nỗ lực của cộng đồng DN và năng lực điều hành của các cấp chính quyền, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực, tỉnh vẫn duy trì và đưa ra nhiều chính sách kiến tạo, đồng hành, hỗ trợ cộng đồng DN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục