Hướng đi hiệu quả của nông dân Minh Quân

Mạnh dạn đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất là hướng đi đang được nhiều nông dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên thực hiện để nâng cao thu nhập, góp phần đưa Minh Quân sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Từng tham gia dự án khởi nghiệp của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Yên Bái nên anh Ngô Xuân Yên ở thôn Tiền Phong đã được trang bị những kiến thức cần thiết trong phát triển kinh tế. 
Với tính cách mạnh mẽ, tự tin anh đã xây dựng mô hình nuôi hươu đầu tiên ở xã Minh Quân. Năm 2019, anh Yên đã mạnh dạn vay ngân hàng 60 triệu đồng để đầu tư mua 3 con hươu về nuôi. Từ số hươu ban đầu sau gần 4 năm anh đã phát triển đàn hươu lên gần 30 con. 
Anh Yên cho biết: Được trực tiếp nuôi cùng các bạn khởi nghiệp nên mình không còn bỡ ngỡ nữa, mình nắm chắc về kỹ thuật. Khi bán lứa hươu đầu tiên tôi thấy rất là vui. Vốn là người ham học hỏi lại chăm chỉ chịu khó, anh Yên đã đi tận Nghệ An, Hà Tĩnh để tham quan và học tập các mô hình nuôi hươu hiệu quả về áp dụng tại gia đình. 
Đến nay, không chỉ bán hươu giống cho bà con trong xã và các tỉnh lân cận như Phú Thọ, anh còn bán nhung hươu cho những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong và ngoài tỉnh. Nuôi hươu không mất quá nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cỏ, lại ít dịch bệnh nên lợi nhuận cao gấp nhiều lần so những vật nuôi truyền thống như lợn, gà, trâu, bò. 
"Quan trọng nhất để nuôi hươu thành công là chuồng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát; ngoài thức ăn chính là cỏ thì cần bổ sung thêm các loại hoa quả như quả chuối, quả ngõa, quả sung, quả ổi… cho hươu ăn. Đây đều là các loại quả dễ kiếm ở nông thôn. Hươu đực nuôi hơn hai năm tuổi bắt đầu cho nhung, hươu cái bắt đầu sinh sản. Giai đoạn hươu lên nhung, bồi bổ thêm thức ăn có làm lượng tinh bột cao như ngô, đỗ tương để nhung đạt trọng lượng, bán được giá" - anh Yên chia sẻ. 
Chỉ tính riêng năm 2023, từ việc bán hươu giống và nhung hươu đã mang về cho gia đình anh Yên trên 300 triệu đồng. Nhiều thanh niên trẻ và người dân trong xã đã đến học hỏi kinh nghiệm để phát triển nuôi hươu. 
Đến nay toàn xã Minh Quân đã có 5 mô hình nuôi hươu. Chủ tịch UBND xã Minh Quân Vũ Anh Tuấn cho biết: Đây là một hướng đi mang lại hiệu quả đối với người nông dân trong phát triển kinh tế và có thể nhân rộng trên địa bàn. Xã sẽ tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận các nguồn vốn vay, nhằm đầu tư nhân rộng mô hình nuôi hươu sao lấy nhung, cũng như các mô hình chăn nuôi khác nếu có nhu cầu để người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu hiệu quả.
Năm 2023 cũng là năm đầu tiên người nông dân ở Minh Quân bén duyên với nghề "ăn cơm đứng”. Trồng dâu nuôi tằm không phải là hướng đi mới trong phát triển kinh tế với nhiều người dân ở các xã Việt Thành hay Đào Thịnh cùng huyện nhưng người dân ở Minh Quân thì lại khác. 
Là hộ đầu tiên của xã mạnh dạn đăng ký tham gia mô hình nuôi tằm, gia đình bà Phùng Thị Thơm cũng ở thôn Tiền Phong đã được các cán bộ ở Trung tâm nghiên cứu tằm tơ Trung ương, phòng chuyên môn của huyện hướng dẫn kỹ thuật  trồng dâu, hái lá, cho tằm ăn, cách thay lá, nhận biết tằm ngủ, tằm dậy… 
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình bà cũng được hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về xây dựng mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi. Bà Thơm đã đầu tư xây dựng nhà nuôi tằm, khay trượt và thuê hơn 2 mẫu đất để trồng dâu. Tuy mới nuôi được 4 lứa nhưng gia đình bà đã thu được về trên 40 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, trồng lúa. 
Bà Thơm chia sẻ: So với trồng ngô, trồng lúa thì thu nhập không thể bằng trồng dâu, nuôi tằm được. Nuôi tằm vừa tận dụng được sức lao động, vừa có thu nhập cao. Chưa có đối tượng vật nuôi nào mà chỉ 15 ngày đã bán và thu tiền như con tằm; cây dâu thì quá dễ trồng, dễ sống, không phải chăm sóc nhiều và cho năng suất lá cao (nếu không muốn nuôi tằm thì bán lá). 
Theo tính toán, mỗi héc - ta dâu một năm cho thu lãi trên 150 triệu đồng; đầu ra thì không phải lo vì huyện đã có nhà máy chế biến dâu tằm tơ ở Báo Đáp nên rất yên tâm. 
Trước hiệu quả bước đầu từ việc trồng dâu nuôi tằm, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên đang vận động bà con mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập. Trong đó đã xây dựng được vùng trồng dâu nuôi tằm diện tích 6,5ha với 14 hộ tham gia tập trung ở thôn Hòa Quân, Gò Bông, Linh Đức, Tiền Phong, Liên Hiệp. Hiện thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 52,5 triệu đồng/người trên năm. 
Với việc đưa các giống vật nuôi mới vào trong sản xuất thì mức thu nhập này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2024 và những năm tiếp theo để Minh Quân phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao trong năm nay.
Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

fb yt zl tw