Tuổi trẻ Văn Yên vững vàng khởi nghiệp trên quê hương

Thay vì bôn ba, vất vả mưu sinh nơi xứ người thì những năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ ở vùng đất quế Văn Yên lựa chọn trở về quê hương để lập nghiệp, khởi nghiệp. Những tiềm năng, thế mạnh của địa phương dần trở thành “chủ thể” trong hành trình khởi nghiệp của họ.
Sinh năm 1992, tại thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên cũng như bạn bè cùng trang lứa, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng thanh niên Ngô Quang Hà đã rời quê hương đi làm thuê nơi đất khách. Nhưng những khó khăn, gian nan trong quãng thời gian đó càng làm cho Hà hiểu rằng chỉ có quê hương là nơi thân thương, che chở, nâng bước những lúc mình bế tắc. Điều đó đã thôi thúc Hà quay trở lại lập nghiệp tại quê hương. 
Hà chia sẻ: "Sau 12 năm xa quê, đến năm 2022, tôi đã quyết định về quê để lập nghiệp. Dựa trên điều kiện thực tiễn ở địa phương cùng với khả năng tài chính khi đó của gia đình, tôi đã phát triển mô hình kinh tế xanh vườn - ao - chuồng với quy mô rộng 4 ha, trong đó 3 ha rừng trồng quế, gần 1 sào trồng rau xanh bản địa, khu vực chăn nuôi được quy hoạch để nuôi lợn đen bản địa, bò sinh sản, gà, vịt. Đặc biệt, nhận thấy trồng lúa mang lại lợi nhuận thấp, tôi đã chuyển đổi 6 sào ruộng sang nuôi ốc để nâng cao thu nhập”. 
Khi mô hình kinh tế bước đầu ổn định, một năm sau, Hà tiếp tục phát triển thêm mô hình du lịch sinh thái homestay vừa giúp Hà tiêu thụ được sản phẩm mình làm ra vừa tăng thêm nhu nhập 150 triệu đồng/ năm lại quảng bá được hình ảnh xinh đẹp của Bản Lùng đến du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới đây. 
Đã từng định hình ước mơ khi sở hữu  trong tay tấm bằng đại học song năm 2014, Nguyễn Hải Quân đã quyết định trở về lập nghiệp tại thị trấn Mậu A quê hương. Với số vốn vỏn vẹn chỉ có 50 triệu đồng, Quân đã thuê cơ sở để mở điểm kinh doanh nhỏ thực hiện thiết kế, thi công các biển quảng cáo và vẽ tranh. Với tay nghề tốt cùng với chuyên môn vững, đặc biệt là sự sáng tạo, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Quân đã sớm tiếp cận được thị trường trong huyện, trở thành địa chỉ tìm đến của nhiều cơ quan, đơn vị. Quyết tâm biến đam mê, khát vọng thành hành động, năm 2023, Quân đã thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Mỹ Thuật – Quảng cáo Hải Quân với mong muốn mở rộng quy mô, thị trường sang các tỉnh bạn. 
Công ty TNHH Dịch vụ Mỹ Thuật – Quảng cáo Hải Quân của đoàn viên Nguyễn Hải Quân - thị trấn Mậu An chuyên thực hiện thiết kế, thi công các biển quảng cáo, các sản phẩm dẻo và in ấn.
Quân cho biết: "Hiện, Công ty tôi có 14 lao động làm việc thường xuyên với mức lương từ 5 – 7 triệu/ tháng. Tất cả đều là các bạn đoàn viên thanh niên trẻ có chung niềm đam mê với mỹ thuật và khát khao lập thân, lập nghiệp. Tôi hi vọng có thể hỗ trợ được thật nhiều các bạn trẻ cùng quê để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng làm giàu trên đất quế Văn Yên”. 
Hiện xưởng sản xuất của Quân đặt tại Tổ dân phố số 1, thị trấn Mậu A với quy mô 400 m2. Năng động, chịu khó tìm tòi, nỗ lực quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội, sau hơn một năm thành lập Công ty, Quân đã ký được nhiều hợp đồng thường xuyên với các đối tác xây dựng, các cơ quan đơn vị, trường học đóng trên địa bàn và các huyện bạn làm biển quảng cáo, các sản phẩm decor và in ấn… Thành công đã đến với Quân khi kết thúc năm 2023, tổng doanh thu của Công ty cán đích trên 3 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng, là trái ngọt dành cho sự nỗ lực, cố gắng của Quân cũng là động lực thôi thúc Quân tiếp tục viết tiếp ước mơ của bản thân.
Khát vọng cống hiến và tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ huyện Văn Yên được một lần nữa được khẳng định và lan toả bởi hành trình khởi nghiệp của vợ chồng đoàn viên Nguyễn Hữu Ngọc, xã Mậu Đông. Nhận thấy tiềm năng kinh tế rừng ở địa phương ngày càng phát triển, Ngọc đã mạnh dạn vay vốn anh em, bạn bè để mở xưởng thu mua, chế biến bóc gỗ ngay tại địa phương. Dần chiếm lĩnh được thị trường và đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng, hai vợ chồng Ngọc đã thành lập Công ty TNHH Lâm Nam Phát với quy mô 5 xưởng sản xuất, tạo việc làm cho trên 50 lao động với thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/người/ tháng. 
Ngọc chia sẻ: "Vài năm trở lại đây, do thị trường đầu ra không ổn định nên việc việc xuất gỗ ván ép gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với những giải pháp căn cơ và sự cố gắng nỗ lực, Công t chúng tôi vẫn duy trì sản xuất, đảm bảo các đơn hàng xuất bán. Đến nay, Công ty có 5 xưởng sản xuất gỗ ván ép với sản lượng trên 10.000 m3 ván bóc xuất bán ra thị trường các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội… Năm 2023, Công ty đóng góp vào ngân sách địa phương gần 3 tỷ đồng”.
Đó chỉ là ba trong tổng số hàng trăm mô hình thanh niên phát triển kinh tế của tuổi trẻ Văn Yên đã và đang đi đúng hướng, bước đầu có những tín hiệu khả quan. Mỗi người một cách làm, hướng đi riêng, nhưng tựu chung các mô hình đều gắn kết với các tiềm năng, thế mạnh của quê hương để phát triển bền vững.
Thu Trang

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw